Có thể bạn chưa biết: Photoshop từng được bày bán với tên gọi "Barneyscan XP"
Và Adobe không phải là hãng đầu tiên tìm đến phần mềm chỉnh sửa ảnh Photoshop đâu nhé. Đó là một cái tên khá xa lạ đối với chúng ta: Barneyscan - một hãng máy in màu có trụ sở tại Berkeley, California.
Bạn có biết rằng, trước khi trở thành phần mềm chỉnh sửa ảnh phổ biến nhất Quả Đất này, Photoshop đã từng được gọi là "Barneyscan XP"?
Sau bao thời gian thai nghén, cuối cùng anh em nhà Knoll là John Knoll và Thomas Knoll đã hoàn thiện đứa con tinh thần của mình và bắt đầu tìm kiếm các nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng. Công ty đầu tiên tìm đến họ không phải là Adobe đâu nhé, mà là Barneyscan. Đây cũng chính là hãng đầu tiên đã chế tạo thành công chiếc máy in màu 24-bit chất lượng cao đầu tiên.
Vào thời điểm ấy, Barneyscan lại đang vật lộn với việc làm sao để thu hút người mua, bởi các nhiếp ảnh gia chẳng thể làm gì được với những bức ảnh kỹ thuật số trên máy in cả.
Chiếc máy in màu của Barneyscan
"Mặc dù máy in đã xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 1988, thế nhưng chẳng có mấy ai hứng thú với sản phẩm của hcúng tôi cả," trích lời nhà đồng sáng lập của Barneyscan, ông Steve Schaffran, trong bài phát biểu sự kiện TDI hồi năm 2010. "Lúc đó, chưa có phần mềm nào đủ tốt để chỉnh sửa ảnh cả. Việc hiển thị ảnh ở độ phân giải tối đa cũng gây khó khăn cho đa số công cụ làm ảnh luôn."
"Tại sao phải bỏ ra tận 10.000 USD để mua máy in 35mm nếu chỉ nhìn được 1/4 bức ảnh độ phân giải 1,5 Megapixel trên cái màn hình 0,3 Megapixel của chiếc Mac II?"
Chính vì vậy, khi Photoshop được ra mắt, Barneyscan biết rằng đây chính là mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh của họ. Đây là cảm nhận của Schaffran khi nhận được bản thử demo đầu tiên:
Tôi nhớ không nhầm thì John đã cho tôi xem phiên bản 0.35, và tôi vô cùng choáng ngợp về nó. Nó có thể thay đổi kích thước (resize), làm tăng độ nét (sharpen), làm mịn (soften), tăng giảm độ sáng, điều chỉnh những đường cong và hàng loạt những công cụ khác mà tôi chưa bao giờ được thấy.
Một trong số đó khiến tôi không khỏi dựng tóc gáy: Nó có thể thay đổi từ hệ thống màu xanh lá, xanh biển, đỏ của màn hình máy tính sang màu xanh lá mạ, đỏ tươi, vàng và đen – hệ thống mầu cần thiết để phơi bản in nhằm in màu. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ với gói sản phẩm 15.000 USD bao gồm máy in của chúng tôi, Photoshop bản 0.35 và một chiếc Mac II là đã đủ sức cạnh tranh với những chiếc máy in màu tân tiến nhất trị giá từ 1-3 triệu USD. Nếu chúng tôi ký được hợp đồng thì chắc chắn máy in của Barneyscan sẽ bán đắt như tôm tươi.
Thomas Knoll đề nghị một bản hợp đồng trị giá 300.000 USD kèm theo 18% doanh thu của công ty để đổi lấy quyền sử dụng Photoshop, tuy nhiên Barneyscan đưa ra một "kèo" khác: cho phép họ sử dụng phần mềm này với máy in và anh em nhà Knoll sẽ nhận lại 250 USD tiền bản quyền với mỗi gói sản phẩm họ bán ra. Photoshop được chỉnh sửa để nó chỉ hoạt động với máy tính có kết nối với máy in của hãng.
Vào năm 1989, Photoshop Version 0.65 được đổi tên thành "Barneyscan XP" và được tặng kèm với máy in của công ty này. Peter J. Sucy đã chia sẻ về cuốn ấn phẩm quảng cáo về Barneyscan và phần mềm mới của họ:
Ngay khi được bán ra, Barneyscan XP lập tức trở thành một hiện tượng và gặt hái được thành công vang dội. Nó được đánh giá cao hơn cả chiếc máy in màu của Barneyscan. Dẫu vậy, hãng này lại quyết định đăng ký bản quyền một phiên bản đã đổi tên của Photoshop thay vì việc mua lại phần mềm này luôn.
Chính hành động này mà đã mở ra cơ hội để cho một nhà đầu tư khác nắm bắt. Chưa đầy một năm sau khi "Barneyscan XP" được phát hành, Giám đốc Nghệ thuật của Adobe, ông Russell Brown tỏ ra rất hứng thú với Photoshop và đã đề xuất lên Adobe mua lại phần mềm của anh nhà Knoll. Và đó chính là sự tích ra đời của công cụ "lừa tình" nhất mọi thời đại đấy!
Theo PetaPixel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời