Có thể chữa bệnh mù bằng tế bào gốc nhưng khoa học chưa thể giải thích vì sao lại như vậy
Cụ thể, bác sỹ nhãn khoa Jeffrey N. Weiss - người thực hiện ca phẫu thuật này cho Vanna và 277 bệnh nhân khác - không thể giải thích vì sao cách thức này lại hoạt động hiệu quả như vậy.
Vanna Belton, một phụ nữ sống tại thành phố Baltimore (Maryland, Mỹ), vốn mất đi khả năng nhìn của mình trong khoảng thời gian hơn 5 năm. Khi trải qua ca phẫu thuật đặc biệt để lấy lại dần thị lực của mình, Vanna được các bác sỹ tiêm tế bào gốc triết xuất từ tủy tào võng mạc mắt phải và tế bào thần kinh thị giác mắt ở mắt trái. Kết quả đã thành công như dự đoán khi lần đầu tiên kể từ năm 2009, Vanna có thể đọc được biển số xe và đi lại mà không cần gậy dẫn đường.
Vanna Belton (bên phải) và vợ.
Sự hồi phục thị lực của Vanna Belton chắc chắn thu hút được rất nhiều sự chú ý, nhưng câu chuyện đằng sau nó cũng độc đáo không kém. Cụ thể, bác sỹ nhãn khoa Jeffrey N. Weiss - người thực hiện ca phẫu thuật này cho Vanna và 277 bênh nhận khác - không thể giải thích vì sao cách thức này lại hoạt động hiệu quả như vậy. Theo báo cáo y tế của bác sỹ Weiss, ông không hề tuân theo trình tự thực hiện giống như các nghiên cứu lâm sàng khác. Hay nói cách khác, ông không kiểm tra lý thuyết của mình trên động vật hoặc mô hình máy tính. Thậm chí, bác sỹ này cũng không kiểm tra tính an toàn của phương pháp điều trị này trước khi áp dụng lên các bệnh nhân.
Lý giải cho vấn đề tương đối kỳ quặc này, bác sỹ Weiss khẳng định những công đoạn kiểm chứng thông thường đối với các pháp đồ điều trị thường rất mất thời gian và không ít bệnh nhân sẽ không thể nhận được sự chữa trị kịp thời nếu việc này kéo dài nhiều năm. Để đi theo "lối tắt" này, bác sỹ Weiss đã đăng ký trực tiếp việc áp dụng phương án chữa mù lòa bằng tế bào gốc với Viện nghiên cứu Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Thông thường, vấn đề này sẽ phải được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) - nơi quản lý những phương thuốc hoặc các thử nghiệm y học mới trên người - chấp thuận.
Thực tế, phương pháp sử dụng tế bào gốc không được xác định là 1 phương thuốc cụ thể vì nó lấy chính tế bào của bệnh nhân để chữa trị cho họ, những tế bào này không thông qua một quy trình điều chế dược phẩm nên bác sỹ Weiss có thể bỏ qua những vấn đề đối với FDA và đăng ký trực tiếp với NIH. Ngoài ra, vị bác sỹ này cũng sở hữu một chứng nhận rằng phương pháp của ông đảm bảo đầy đủ các yếu tố về đạo đức xã hội từ hiệp hội International Cellular Medicine Society tại bang Nevada - một trong những nơi hỗ trợ pháp lý cho bất kỳ nghiên cứu khoa học nào liên quan đến tế bào gốc.
Từ đó, bác sỹ Jeffrey N. Weiss đã có thể thoải mái tiến hành những ca phẫu thuật của mình cho những bệnh nhân với cái giá khoảng 20.000 USD/người, cho dù ông không hề đưa ra một lời hứa hẹn nào khi tiếp xúc với họ. Mặc dù vậy, 60% số bệnh nhân trong 278 người tham gia phẫu thuật - bao gồm cả Vanna Bleton - đã lấy lại được thị lực của mình sau khi bác sỹ Weiss chuẩn đoán đa phần họ mắc phải 2 chứng bệnh về mắt là thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp.
Quay trở lại với trường hợp của Vanna Belton, cô được chuẩn đoán là bị viêm dây thần kinh thị giác từ năm 2009 và mất dần khả nằng nhìn của mình. Điều này khiến cô phải nhờ đến sự trợ giúp của cây gậy và nhiều thiết bị công nghệ khác nhau để có thể đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày. Sau khi trải qua ca phẫu thuật kéo dài khoảng 4,5 tiếng đồng hồ, Vanna Belton đã trở thành 1 con người hoàn toàn khác khi cô có thể nhìn được những chữ cái lờ mờ trên biển số xe của vợ mình. Cho dù Vanna vẫn chưa thể khôi phục thị lực 100% như bình thường, đây vẫn được coi là một bước tiến đáng kể.
Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm các bó sợi thần kinh trong mắt, truyền thông tin thị giác tới não. Đau đớn và mất thị lực tạm thời là triệu chứng thường gặp của viêm dây thần kinh thị giác. Viêm dây thần kinh thị giác thường xuất hiện do một rối loạn tự miễn dịch có thể được kích hoạt bởi một nhiễm virus. Trong một số, người có dấu hiệu và triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác có thể là một dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng, một tình trạng dẫn đến chứng viêm và tổn thương dây thần kinh trong não và tủy sống.
Hiện tại, giới khoa học tại Mỹ vẫn chưa hiểu được vì sao cách làm của bác sỹ Weiss lại trở nên hiệu quả ở mức nhất định như vậy. "Chúng ta đã từng không thể hiểu vì penicilin có khả năng kháng sinh trong vòng nhiều năm mặc dù nó đã cứu mạng rất nhiều người", bác sỹ Weiss vừa cười vừa nói, "Vấn đề quan trọng là không phải chúng ta nhìn nhận cách chữa trị này như thế nào mà các bệnh nhân nhìn được thế giới nhờ có nó".
Bản thân Vanna Belton và những bệnh nhân khác đã bác sỹ Weiss thông báo về kế hoạch điều trị dài hạn bằng cách tiêm tế bào gốc, chính vị bác sỹ này đã lên tiếng cảnh báo về những tác dụng phụ của phương pháp này bên cạnh việc cải thiện thị lực cho học. "Tôi hoàn toàn thoải mái khi tham gia việc chữa trị như này vì không có gì đáng sợ bằng bóng tối vĩnh hằng của thế giới người mù", Vanna chia sẻ.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"