Samsung và Apple lại lao vào một cuộc cạnh tranh mới để đảm bảo nguồn cung cobalt cho hoạt động sản xuất thiết bị của mình.
Theo Bloomberg, Samsung cùng Apple đang chạy đua để đủ lượng cobalt cho thế hệ smartphone tiếp theo của họ. Samsung C&T, một trong số những công ty con của tập đoàn Samsung đang đàm phán trực tiếp với một mỏ ở Cộng hòa Dân chủ Congo để đảm bảo nguồn cung cobalt trong tương lai.
Cobalt là một yếu tố quan trọng trong pin sạc được sử dụng trên smartphone. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu cobalt của ngành công nghiệp đang tăng – đặc biệt là từ các nhà sản xuất xe điện – khiến cho kim loại này trở nên hiếm và có giá trị hơn.
Cùng với Samsung, Apple cũng đang đàm phán với một nguồn khai thác để đảm bảo cho nhu cầu cobalt của công ty. Nhu cầu cobalt của Samsung tỏ ra bức thiết hơn vì họ trực tiếp sản xuất pin trong khi Apple thường hợp đồng với các nhà cung ứng pin. Tuy nhiên, động thái liên hệ trực tiếp với các mỏ khai thác cobalt của Samsung là khá bất thường.
Hiện tại, thị trường xe điện vẫn còn nhỏ nhưng các nhà sản xuất ô tô đang chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu về xe điện trong những năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu cobalt trên thế giới và nó phản ánh qua việc tăng giá bán kim loại này trong thời gian gần đây. Bloomberg lưu ý rằng giá Cobalt đã tăng vọt từ mức trên 20.000 USD một tấn trong tháng 9 năm 2016 lên 80.000 USD/tấn ở thời điểm hiện tại.
Chính điều này khiến các công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cobalt đã trực tiếp liên hệ với các mỏ khai thác để ký hợp đồng nhằm đảm bảo nguồn cung và để ngăn ngừa giá bán tăng đột ngột trong tương lai. Hai phần ba sản lượng cobalt thế giới xuất phát từ Cộng hòa Dân chủ Congo vì vậy động thái mới đây của Samsung có thể xuất phát từ sự khan hiếm của kim loại này và mức độ cần thiết của nó với hoạt động sản xuất của công ty.
Tham khảo: Bgr
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"