Cốc Cốc giới thiệu Cốc Cốc Music, mong muốn trở thành cầu nối giữa người dùng Việt và kho nội dung giải trí vô tận của Internet
Những tính năng mới sẽ lên tình duyệt Cốc Cốc trong năm 2020.
Sáng ngày 17 tháng Mười hai, Cốc Cốc tổ chức buổi họp báo nhỏ tại Hà Nội. Sau một khoảng thời gian dài thành công nhưng im lặng, Cốc Cốc bỗng có động thái mới, không khỏi khiến người sử dụng tò mò.
Tại sự kiện, Cốc Cốc giới thiệu những gì họ đạt được trong khoảng thời gian từ khi thành lập nói chung và những thành tựu của năm 2019 nói riêng. Bên cạnh đó vén màn một số tính năng mới cho trình duyệt được lòng nhiều người Việt của họ.
Tính tới thời điểm hiện tại, Cốc Cốc đã đạt gần 24 triệu active user, đã từ lâu vượt mặt Firefox để trở thành trình duyệt lớn thứ hai tại Việt Nam. Hiện Cốc Cốc chiếm 18% thị phần trình duyệt theo lượt truy cập và 3.5% thị phần công cụ tìm kiếm.
Chỉ trong 6 tháng, tính năng đọc báo của Cốc Cốc đạt được nhiều thành công: 4.2 triệu người dùng, 135 triệu lượt truy cập về các trang tin thông qua dẫn link về trang chủ, giúp tăng 10% tổng thời gian người dùng sử dụng trình duyệt.
Ông Jean – Paul Schmetz, Tổng giám đốc Cốc Cốc chia sẻ: “Cốc Cốc được tăng trưởng dựa trên ba trụ cột chiến lược: thấu hiểu người dùng địa phương, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất và xây dựng hệ sinh thái toàn diện. Chúng tôi áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đem đến những sản phẩm ưu việt hơn cùng những trải nghiệm trọn vẹn hơn".
Ông Jean – Paul Schmetz, Tổng giám đốc Cốc Cốc
Theo lời ông Nguyễn Vũ Anh, Phó tổng giám đốc Cốc Cốc: Hiện tại trên thế giới chỉ có 5 nước sở hữu trình duyệt cạnh tranh được với Google, và Cốc Cốc của Việt Nam là một trong những sản phẩm như thế. Trong tương lai, Cốc Cốc sẽ tiếp tục chiến lược “gần với người dùng, lắng nghe người dùng” để cải thiện xa hơn trình duyệt Cốc Cốc.
Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó tổng giám đốc Cốc Cốc
Tại buổi gặp mặt, Phó tổng giám đốc Đào Thu Phương cũng nêu bật lên câu hỏi trọng tâm mà Cốc Cốc luôn đặt ra, đó là “Người dùng muốn gì từ trình duyệt của Việt Nam?”. Câu trả lời nằm ở chính thói quen sử dụng Internet của người Việt đã được Cốc Cốc nghiên cứu kỹ, ở số lượng active user lớn và số người quan tâm tới những tính năng mới, ví dụ như Cốc Cốc đọc báo mới được ra mắt tháng Tư năm nay.
Phó tổng giám đốc Đào Thu Phương
Đi theo xu hướng tất yếu của thời đại số, khi đa phần các công cụ truy cập Internet đã rất sẵn và rất tiện trên nền tảng mobile, Cốc Cốc cũng nhắm tới thị trường ứng dụng di động. Trong giai đoạn đầu năm 2020, Cốc Cốc sẽ cho ra mắt một loạt tính năng mới, mong muốn biến Cốc Cốc thành cầu nối giữa người dùng và nội dung trên Internet:
- Cốc Cốc Music với chức năng chạy video từ YouTube, song song với việc chơi nhạc từ các nền tảng nhạc số hiện có của Internet Việt Nam.
- Lịch âm và lịch tử vi.
Những chức năng trên sẽ sớm bước vào giai đoạn Beta. Trước mắt, Cốc Cốc sẽ chỉ cung cấp tính năng cho một số người dùng thử nghiệm trước; Cốc Cốc cũng sẽ theo sát feedback của người dùng, từ phản ánh trên mạng xã hội và tới những email hồi đáp, để cải thiện Cốc Cốc trong tương lai.
Trong phần hỏi đáp, phóng viên có đặt một số câu hỏi về việc Cốc Cốc thu thập dữ liệu người dùng. Phó tổng giám đốc Đào Thu Phương khẳng định công ty chỉ theo dõi hành vi sử dụng Internet của người dùng chứ không hề lưu trữ dữ liệu cá nhân. Những gì thu được từ 24 triệu người dùng đều là những nguồn dữ liệu quý giá để Cốc Cốc huấn luyện AI của mình, nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng, gợi ý cho netizen Việt những nội dung chính xác hơn.
Cuối buổi họp báo, Cốc Cốc tuyên bố sẽ cố gắng nỗ lực để giữ vững vị thế là trình duyệt và công cụ tìm kiếm dành riêng cho Người Việt hiệu quả nhất. Những chức năng tương lai của Cốc Cốc sẽ sớm tới tay những người dùng đầu tiên, và sẽ được tinh chỉnh để hoàn thiện trong tương lai gần.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"