Coi thường công việc và cho rằng bản thân chỉ làm tạm vì tiền: Cô gái này nhận bài học đắt giá sau 4 năm kẹp thịt vào bánh mì ở McDonald's
Tôi không bao giờ muốn thăng tiến trở thành quản lý. Tôi cũng chưa từng đạt được thành tích gì nổi trội khi làm việc ở đây. Về cơ bản, tôi chính là khuôn mẫu của một nhân viên vô công rồi nghề: lười biếng, ngu ngốc và không có sáng kiến.
Từ năm 18 tuổi, tôi đã bắt đầu làm việc ở Mc Donalds như một nhân viên làm việc bán thời gian cho đến năm 22 tuổi bởi vì tôi không thể tìm kiếm được một công việc nào khác tốt hơn.
Khi đó, tôi luôn phải đối mặt với những câu hỏi của bạn bè và cả cha mẹ của họ hỏi tôi làm nghề gì? Sau ngần ấy năm tôi vẫn làm việc ở Mc Donalds ư? Tôi không thể làm việc ở một nơi như thế ư? Ngay cả đám bạn của tôi cũng mỉa mai: “Đừng đến chỗ làm nữa bởi vì bạn không coi nó như là một công việc thật sự”.
Những lời nói đó luôn quanh quẩn trong tâm trí khiến tôi nhận ra rằng tôi là một nhân viên tồi tệ, chậm chạp và quá vụng về. Trước đây, tôi luôn cho rằng công việc đó không xứng đáng với tôi. Tôi luôn tự nhủ bản thân đó là một công việc thấp kém nhưng tôi phải làm vì cần tiền. Tôi làm công việc này chỉ vì tiền. Một con mọt sách chính hiệu như tôi chỉ thích thú với những cuộc trò chuyện mang tính tri thức và những công việc vận dụng đầu óc theo định nghĩa của tôi.
Tôi không nỗ lực, cũng không muốn nỗ lực. Tại sao tôi phải nỗ lực để làm một việc không xứng đáng với trí tuệ của tôi?
Tôi nhận ra rằng thái độ đối với công việc còn quan trọng và đáng giá hơn công việc đó là gì. Tôi cũng giống như bao nhân viên khác ở Mc Donalds, không tốt hơn và cũng không giỏi hơn họ.
Tuy nhiên. sau một 4 năm làm việc tại đây, tôi đã thay đổi tư duy và cảm thấy tự hào về công việc đang làm. Tôi đã tự hỏi bản thân công việc của tôi tại nơi này có gì khác biệt với công việc mà các sinh viên khác đang làm? Tại sao tôi lại coi thường công việc của mình hơn những việc khác? Tôi đã chán ghét công việc bởi vì tôi làm việc ở một quán ăn nhanh? Hay đây là công việc không cần dùng đầu óc?
Và sau đó tôi nhận ra rằng công việc ở Mc Donalds không giống với những nơi khác. Hầu hết những công việc cấp thấp khác không thuê những người giống như tôi và những người tôi được tiếp xúc.
Tại đây, tôi thấy người khuyết tật, người thừa cân, người nghèo khó, trẻ nhỏ và cả những người không nói tiếng Anh đa dạng chủng tộc. Họ chính là “xương sống” của cửa hàng. Mọi nhân viên như chúng tôi phải tôn trọng họ. Tôi cũng thấy nhiều cửa hàng chỉ có những khách hàng trắng trẻo, sang trọng và nói tiếng Anh. Đó là sự khác biệt. Tôi cũng nhận ra rằng công việc này chính là một điều thiên vị dành cho tôi và những người đồng nghiệp của tôi.
Nếu bạn thấy là một cô gái da trắng tầm khoảng 20 tuổi mà làm việc tại nơi này thì chắc hẳn sẽ bị mọi người chế giễu. Nhưng tôi lại nghĩ công việc này dành cho tất cả mọi người, họ tuyển dụng cả những người khuyết tật, phụ nữ trung niên hay dân nhập cư, những người đang kì vọng có được một công việc.
Mặc dù luôn bận rộn với việc làm bánh mì kẹp thịt nhưng đó không phải điều mà gia đình và bạn bè sỉ nhục tôi. Họ chế giễu tôi bởi vì tôi luôn nghĩ mình có thể làm được việc tốt hơn, trí tuệ hơn và làm việc chăm chỉ hơn những người tôi đang làm cùng. Tôi xứng đáng có được một công việc tốt. Tôi đã bị chế giễu bởi tính ngạo mạn, tự cao của chính bản thân mình.
Tôi nhận ra rằng thái độ đối với công việc còn quan trọng và đáng giá hơn công việc đó là gì. Tôi cũng giống như bao nhân viên khác ở Mc Donalds, không tốt hơn và cũng không giỏi hơn họ.
Dĩ nhiên, có thể tôi có những kĩ năng khác biệt. Tôi không cơ bắp hay đặt mình vào áp lực. Tôi luôn hoàn thành công việc bồi bàn nhưng không phải do thông minh và có nhiều kĩ năng đáng giá hơn một nhân viên Mc Donalds phải có.
Tôi từng đối xử với công việc của mình không ra gì nhưng không có nghĩa là công việc đó thực sự tồi tệ. Mỗi công việc, mỗi nhân viên có tính chất và nhiệm vụ khác nhau. Tôi không làm việc chăm chỉ như đồng nghiệp của tôi, người luôn làm việc đến tận 12 giờ khuya không bỏ lỡ bất kì một khách hàng nào. Tôi cũng không thông minh như vị quản lý kiêm kĩ sư của chúng tôi. Anh ta học sửa tất cả các loại máy móc mà nhờ đó chúng tôi chẳng cần phải gọi đến thợ sửa chữa.
Tôi cũng không thể ước tính, lên danh sách đặt mua nguyên liệu cho hàng nghìn khách hàng trong một tuần mà không thể biết trước số lượng khách sẽ tăng hay giảm. Có những trường hợp khách hàng la hét, đập đồ trong cửa hàng, tôi cũng không đủ kiên nhẫn để giải quyết. Muốn làm được tất cả những điều đó cần phải có kỹ năng.
Quãng thời gian làm việc tại Mc Donalds với tôi là vô giá. Tất nhiên, tôi không muốn trở lại làm một nhân viên làm bánh mì kẹp thịt nhưng tôi đã học được nhiều điều quan trọng. Tôi đã từ bỏ tính kiêu ngạo, thử thách bản thân, ngưng đàm tiếu về những công ty khác và nhân viên của họ. Hơn hết, tôi học được cách cảm thông với người khác.
Đó là những bài học mà không có giá nào có thể mua được, và tôi may mắn có được sau 4 năm làm việc tại nơi đây.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4