[Computex 2017] Xem trình diễn sạc điện từ xa bằng ánh sáng, khoảng cách 3 mét
Khỏi nguồn với sạc không dân phải đặt lên đế, giờ con người đang tiến dần tới truyền tải điện thông qua ánh sáng.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sản phẩm như Galaxy S8 được tích hợp sạc không dây khiến công nghệ này không còn mấy xa lạ với những người yêu thích công nghệ. Điểm hạn chế của tính năng này là việc bạn vẫn phải đặt điện thoại lên đế sạc thay vì cầm lên sử dụng. Tuy nhiên, điều này có vẻ sẽ sớm thay đổi khi công nghệ truyền tải điện không dây tầm xa đang dần được phát triển.
Tại gian hàng của công ty Wi-Charge trong khuôn khổ Computex 2017 đang diễn ra, người ta đang trình diễn khả năng truyền tải điện không dây với khoảng cách hiện tại lên đến khoảng 3 mét. Hiện tại công nghệ này vẫn còn đang rất mới nên chỉ có khả năng truyền tải một lượng năng lượng vừa đủ để cho một toa tàu hoả nhỏ bằng LEGO vận hành.
Phía trên toa tàu này chính là được bố trí một cảm biến quang học cỡ nhỏ để thu điện phát ra từ bộ phát đặt trên trần. Kích thước của cảm biến này tương đối nhỏ nhưng đây sẽ là một bước đầu rất hứa hẹn để tích hợp công nghệ này lên các sản phẩm di động như điện thoại.
Phía trên trần là một bộ phát điện kích thước như một chiếc router Wi-Fi với khoảng cách tầm 3 mét. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì đây là một mức khá ổn để sạc điện thoại di động bởi dây sạc thông thường cũng chỉ có độ dài khoảng 1,2 đến 1,5 mét.
Wi-Charge
Quá trình vận hành của chiếc tàu hoả mini. Như tấm biển quảng cáo đặt trên bàn, chiếc tàu này không có pin mà hoạt động dựa hoàn toàn vào nguồn điện thu được từ bộ phát. Hi vọng công nghệ này sẽ sớm được ứng dụng trong vài năm tới để chúng ta có thể dần bước vào kỉ nguyên không dây hoàn toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI