Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây!
Việc gã khổng lồ điện thoại thông minh toàn cầu Samsung rút lui hoàn toàn khỏi Trung Quốc làm dấy lên mối quan ngại lớn về tương lai nền kinh tế Trung Quốc.
Theo thông tin từ tờ Nikkei, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, Trung Quốc vào cuối tháng này. Bước đi này đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của Samsung khỏi Trung Quốc.
Trước đó, Samsung đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Huệ Châu theo sau việc đóng cửa một nhà máy khác ở Thiên Tân vào cuối năm ngoái.
Hiện Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, bán ra khoảng 290 triệu chiếc mỗi năm. Họ từng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc – lớn nhất thế giới. Nhưng sau đó thị phần bắt đầu giảm xuống còn 1% trong bối cảnh họ gặp phải sự cạnh tranh lớn của Huawei và Xiaomi.
Việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng khiến Samsung bắt đầu rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ những năm 2000. Quốc gia Đông Nam Á này sau đó trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Samsung với khoảng 200.000 công nhân. Gần đây, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã khiến Samsung quyết định rút lui hoàn toàn khỏi quốc gia đông dân số 1 thế giới.
Đối với riêng Trung Quốc mà nói đây là một điều rất đáng lo ngại, làm dấy lên mối quan ngại lớn hơn về tương lai kinh tế được xem là "công xưởng thế giới" và vai trò của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhà máy Samsung tại Huệ Châu được khởi công xây dựng vào năm 1992 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993. Thời điểm năm 2003, lượng công nhân tại nhà máy này lên tới 9.000 người, sản lượng điện thoại xuất khẩu từ nhà máy Huệ Châu có lúc lên tới 70,14 triệu chiếc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI