Con bị tàn tật nặng, liệt tứ chi, CEO Microsoft chia sẻ: Những đứa trẻ dạy tôi biết thấu cảm, giúp tôi trở thành một lãnh đạo tốt hơn!
Như Bill Gates nói: “Cuộc sống vốn không công bằng.”, dù luôn cố gắng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như ta mong đợi. Hãy dần quen và học hỏi từ nó.
Nhắc tới Microsoft, ta không chỉ biết đến nhà sáng lập, tỷ phú Bill Gates mà còn cả Satya Nadella, người có công chèo lái con thuyền công nghệ này với vai trò CEO suốt từ năm 2014 đến nay.
Tại Microsoft, vị CEO sinh năm 1967 này đã lãnh đạo nhiều dự án lớn bao gồm phát triển một trong những cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất thế giới cùng cuộc cải cách văn hóa, thay đổi diện mạo công ty. Mức lương mà ông nhận được trong năm 2016 lên tới 84,5 triệu USD.
Satya Nadella
Danh tiếng, quyền lực, tiền bạc, sự nghiệp của Satya là ước mơ của biết bao người. Nhưng như Bill Gates nói: "Cuộc sống vốn không công bằng", dù luôn cố gắng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như ta mong đợi.
"Tại sao điều này lại xảy ra với vợ chồng chúng tôi?"
Hiếm khi các doanh nhân nổi tiếng sẵn sàng chia sẻ đời tư, cuộc sống gia đình của mình với công chúng nhưng Satya không ngại làm điều đó. Ông và vợ thậm chí còn chủ động liên lạc với tờ Good Housekeeping để trải lòng về cuộc sống gia đình cùng những đứa con của mình.
Satya và vợ Anu
Satya và Anu kết hôn và sinh con đầu lòng tên Zayn khi ông 29 tuổi. Giống như bao ông bố, bà mẹ khác, họ đã chuẩn bị kế hoạch chu đáo để chào đón đứa con bé bỏng. "Một tiếng trước khi cậu bé chào đời, tất cả suy nghĩ trong đầu tôi chỉ đơn giản là phòng ngủ của con đã sẵn sàng, và rồi một thời gian sau, vợ tôi sẽ trở lại làm việc như bình thường.", vị CEO chia sẻ với Bloomberg.
Nhưng tất cả đã thay đổi vào đêm hôm đó. Zayn bị ngạt trong tử cung, sinh ra chỉ nặng 3 pound (khoảng 1,35 kg). Sau khi kiểm tra, con bị khiếm thị, giao tiếp hạn chế và liệt tứ chi.
"Tại sao điều này lại xảy ra với vợ chồng chúng tôi? Những kế hoạch trước đó đều tan thành mây khói.", Satya nhớ lại cảm xúc trống rỗng lúc ấy.
Con trai lớn Zayn của Satya bị tàn tật từ nhỏ.
Mặc cho nhiều can thiệp y tế đau đớn, đến nay, Zayn (23 tuổi) vẫn luôn phải ngồi xe lăn. Về sau, Satya và Anu có thêm hai cô con gái nữa.
"Những đứa trẻ dạy tôi biết thấu cảm!"
"Nhưng đó là lúc tôi hiểu rằng phải nhìn cuộc đời qua đôi mắt của con và làm tròn trách nhiệm của một người cha. Chính điều này đã khiến tôi thay đổi rất nhiều, định hình con người tôi hôm nay, cách tôi suy nghĩ, lãnh đạo và nhìn nhận mọi thứ.", Satya trải lòng.
Chia sẻ với Bloomberg, vị lãnh đạo người Ấn Độ cho biết chính những thách thức khi chăm sóc con đã dạy ông cách biết thấu cảm, trở thành một CEO, một con người tốt hơn.
"Nhiều người cho rằng thấu cảm là đức tính mà bạn vốn có sẵn nhưng tôi nghĩ rằng nó còn cần là một ưu tiên của doanh nghiệp. Công ty của bạn sẽ chẳng thế nào đáp ứng được những nhu cầu vốn chưa được áp ứng của khách hàng mà không chịu lắng nghe. Vì vậy, thấu cảm là một phần của sự đổi mới và cũng là kinh nghiệm của cuộc sống."
Không chỉ thấu cảm, cuộc sống gia đình dạy Satya biết chấp nhận và làm chủ những sai lầm của bản thân. "Anu đã dạy tôi nhiều điều sâu sắc, qua tất cả những gì đã xảy ra với Zayn - cách tha thứ cho bản thân tôi. Không ai trong chúng tôi là hoàn hảo, không ai trong chúng tôi sẽ hoàn hảo."
"Một khi bạn nhận ra điều đó sâu sắc hơn, bạn sẽ không nhanh chóng phán xét mà lắng nghe tốt hơn. Bạn có thể thúc đẩy điểm mạnh của mọi người thay vì tập trung vào điểm yếu của họ."
Nhậm chức khi Microsoft đang ở tình trạng không hề ổn thỏa: Windows 8 là một thảm họa, nhân viên đấu đá nhau, người dùng và lập trình viên đều mất niềm tin nhưng sau năm năm, Satya đã xoay chuyển công ty và nói không ngoa, đưa nó lên tầm cao mới.
Phong cách lãnh đạo coi trọng sự học hỏi của ông đã chiếm được cảm tình của nhân viên. Những cải tổ trong văn hóa, tầm nhìn đã giúp Microsoft lột xác, thậm chí có lúc đã vượt mặt Apple để trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời