Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'

    M.Đức,  

    Hiếm có nhà sản xuất đồ công nghệ nào mới 'debut' mà nhận được nhiều sự chú ý như Hitscan với mẫu Hyperlight 8K này!

    Tưởng rằng là một sản phẩm công nghệ nhàm chán, ít sự thay đổi theo thời gian thì chuột gaming trong thời gian gần đây lại có những bước tiến vượt bậc, có sự cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu mới nổi. Tất cả dường như đều hướng tới 1 mục đích duy nhất: Đem tới hiệu năng sử dụng cao trong một thân hình 'nhẹ cân' nhất có thể.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 1.

    Bên cạnh Lamzu, Pulsar hay Pwnage, một thương hiệu mới đến từ Mỹ là Hitscan cũng đang được 'réo tên' khá nhiều trong thời gian vừa qua. Sản phẩm đầu tiên và duy nhất của hãng là chiếc Hitscan Hyperlight 8K đang nhận được cơn mưa lời khen từ các Youtuber, thậm chí nhiều người gọi đây là "chuột của năm" dù bây giờ mới là giữa năm!

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 2.

    Hãy cùng đập hộp và trải nghiệm xem con chuột này có gì đặc biệt, và có thực sự xứng đáng với những lời khen này hay không.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 3.

    Hitscan Hyperlight được đóng vào một chiếc hộp màu đen, có hình sản phẩm khá là đơn giản.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 4.

    Bộ phụ kiện trong hộp gồm 2 bộ feet PTFE (một bộ chia thành nhiều mảnh nhỏ, 1 bộ có 2 miếng lớn), dongle không dây, dây USB-C và sách hướng dẫn sử dụng.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 5.

    Dây của Hyperlight được bọc dù cực kỳ dày và nặng, nên chỉ phù hợp với việc kết nối dongle không dây và sạc chứ cắm chuột rồi dùng thì sẽ có cảm giác khá là 'chì tay'! Sở dĩ dây này phải làm dày như vậy để tránh nhiễu, nhất là với 1 con chuột hỗ trợ tần số lấy mẫu cao 8000Hz như Hyperlight.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 6.

    Giống như nhiều hãng chuột khác, mặc định Hyperlight chỉ được tặng kèm với dongle 1000Hz cơ bản mà thôi. Muốn có tần số quét cao 8000Hz (hay mọi người thường gọi tắt là 8K) thì ta sẽ phải mua thêm dongle với giá 715.000 đồng.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 7.

    Dù giá hơi cao nhưng dongle này 'bù' cho người dùng thiết kế khá đẹp mắt: Hình lục giác, rất mỏng và có đèn hình logo của Hitscan ở trên mặt, để trên bàn nhìn giống một món trang trí!

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 8.

    Cũng giống như những con chuột hiệu năng cao mới nổi trong thời gian gần đây, Hitscan Hyperlight đi theo một hướng thiết kế đơn giản, giống như một con chuột văn phòng chứ không 'đèn đóm sắc màu' như những con chuột gaming thế hệ cũ.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 9.

    Cổng sạc USB-C vẫn được đặt ở cạnh trên như bao con chuột khác, thiết kế hơi thụt vào trong để 'giấu dây' khi cắm vào.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 10.

    Cạnh phải có logo của hãng và tên sản phẩm, được làm cách điệu với cả chữ in đậm và in mảnh nên nhìn khá đẹp.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 11.

    Cạnh phải là 2 nút phụ của chuột. 2 nút này hơi mỏng giống với dòng Logitech G Pro X Superlight hơn là 'to bản' như Pulsar hay dòng DeathAdder của Razer. Tuy vậy thì cảm giác bấm vẫn thoải mái, sờ tay là đúng vị trí nút luôn chứ chưa khó khăn như những dòng chuột lưng thấp với nút bấm siêu nhỏ!

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 12.

    Tổng thể chuột nhìn khá 'văn phòng' nhưng khi nhấc lên để nhìn cạnh dưới thì lại là vấn đề khác! Hyperlight có những lỗ cắt lớn ở 2 bên, ở giữa thì là những lỗ cắt hình lục giác giống với chiếc dongle của chuột vậy. Tại đây ta có nút gạt bật tắt, nút chuyển DPI và cảm biến PixArt 3395 - một cảm biến cao cấp 'quốc dân' đã xuất hiện trên quá nhiều dòng chuột rồi.

    Nhìn sâu vào bên trong chuột, ta có thể thấy hãng đã dùng chính bo mạch của chuột để gia cố cho vỏ ở 2 bên. Nhìn chuột khá 'rỗng', nhưng khi bóp mạnh tay vẫn rất chắc chắn, nhất là ở những vị trí sẽ đặt ngón tay vào khi sử dụng. Thành phần duy nhất có thể bị cong khi nhấn mạnh là những miếng nhựa có lỗ cắt hình lục giác, nhưng khi dùng chuột thì chả ai nhấn vào đây cả!

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 13.

    Để có được cái tên "Hyperlight" (Nhẹ siêu cấp), con chuột này được Hitscan quảng cáo là có trọng lượng chỉ 39g. Có vẻ như con số này là chưa lắp feet, vì trên thực tế lắp đầy đủ thì chuột 'tăng cân' lên khoảng 42.5g. Điều này... không quan trọng lắm vì tăng lên 3.5g thì đây vẫn là một con chuột rất nhẹ, tôi cho mọi người cầm thử có người còn hỏi rằng "Tưởng đây là mỗi vỏ chuột thôi, bên trong có thiếu linh kiện gì không?"

    Lợi ích của chuột nhẹ thì đã quá rõ rồi: Chỉ cần dùng 1 chút lực là đã có thể 'vẩy' chuột tốc độ cao, không có độ 'lì' quán tính ban đầu, giúp di chuyển một cách linh hoạt hơn trong những tựa game cần phản ứng nhanh.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 14.

    Nhưng có lẽ, ta không nên so sánh những con chuột với nhau chỉ bằng 1 con số cân nặng, trải nghiệm cầm nắm phụ thuộc nhiều hơn vào dáng của mỗi con chuột. Hitscan Hyperlight là một con chuột cân xứng cỡ trung, với phần 'gù' gần với phía sau và chiều cao ở mức trung bình. Dáng chuột này giống nhất với dòng Razer Viper Mini để bạn dễ hình dung.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 15.

    Đây được cho là một dáng chuột 'an toàn', phù hợp với đa phần dáng tay và kiểu cầm. Tuy vậy, tôi cho rằng Hyperlight phù hợp với 2 kiểu cầm là fingertips (đầu ngón tay) và claw (đầu ngón tay và 1 chút mu bàn tay) hơn, lớp phủ ngoài của chuột cũng đủ độ bám để không bị trơn khi cầm ở 2 dáng này.

    Là một người thích cầm chuột kiểu palm (cầm chuột bằng cả lòng bàn tay), những con chuột cân xứng như Hyperlight thiếu một chút 'bè ra' ở cạnh phải, ngón út và áp út sẽ hơi 'chơi vơi' hơn so với chuột công thái học. Với kiểu cầm này thì Lamzu Thorn hay dòng Xlite của Pulsar vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.

    Ngược lại, chuột cân xứng sẽ cho cảm giác sử dụng linh hoạt hơn. Bàn tay không bị 'khóa' vào một vị trí cầm cố định, nên có thể di chuyển nhanh mà không bị vướng. Mỗi loại chuột lại có ưu điểm riêng, không có dáng nào là hoàn hảo cả!

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 16.

    Cầm chuột bằng cả lòng bàn tay (trên) và dạng claw (dưới)

    Hệ thống nút bấm là một điểm sáng trong chất lượng hoàn thiện của con chuột này. 2 nút chính sử dụng switch Omron Optical, cho cảm giác bấm cũng như âm thanh 'đầm, chắc' hơn so với những switch tự làm của các hãng. Con lăn thì sử dụng switch TTC Gold Dustproof, khi lăn vẫn cho cảm giác rõ ràng từng bước, nhưng âm thanh thì gần như là yên lặng.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 17.
    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 18.

    Phần mềm điều khiển của Hitscan Hyperlight

    Nhẹ nhàng mà bền chắc, có lẽ vậy là đủ!

    Khi nhìn vào trọng lượng nhẹ chỉ 39g, nhiều người sẽ nghĩ Hitscan Hyperlight sẽ cho cảm giác sử dụng 'ọp ẹp'. Nhưng khi cầm thực tế rồi, con chuột này lại rất chắc chắn - từ vỏ ngoài cho tới các nút bấm, tạo sự tự tin cho người dùng. Bên cạnh đó, việc có thêm cấu hình cao cấp với dongle 8K và cảm biến PixArt 3395 khiến trải nghiệm với chuột ít điểm để chê.

    Con chuột đầu tay của một thương hiệu Mỹ khiến cộng đồng dậy sóng: Nhẹ chỉ 39g, hỗ trợ tần số 8K mà giá vẫn 'dễ chịu'- Ảnh 19.

    Tất nhiên rồi, không con chuột nào là hoàn hảo cả! Đây không phải là lựa chọn đầu tiên mà tôi khuyến nghị cho các bạn thích cầm chuột bằng toàn bộ bàn tay, thậm chí trọng lượng rất nhẹ của nó cũng có thể khiến ai không quen thấy bị quá 'bay' khi di chuyển chuột.

    Việc phải mua thêm dongle với mức giá hơi cao cũng có thể coi là một điểm yếu nhỏ. Chuột có mức giá rất 'mềm' so với những gì nó đem lại ( 2.530.000 Đồng ), nhưng muốn tối ưu hóa hiệu năng với tần số 8K thì số tiền cần bỏ ra sẽ hơn 3.2 triệu Đồng.

    Cảm ơn Phong Cách Xanh đã cung cấp sản phẩm trải nghiệm

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày