Các nhà khoa học cho rằng lý do khiến chúng ta dường như đơn độc trong vũ trụ có thể nằm ngay dưới chân bạn.
- Vũ trụ có hình gì? Nghiên cứu mới cho rằng vũ trụ có hình dạng phức tạp, so sánh được với game Pac-Man
- NASA và SpaceX ký thỏa thuận đưa Trạm vũ trụ quốc tế về "nơi an nghỉ cuối cùng"
- Du hành không gian dài ngày có thể khiến một bộ phận cơ thể teo nhỏ, ngành hàng không vũ trụ gặp khó
- Đến thập niên 50 của thế kỷ 21, giới thiên văn sẽ trả lời được câu hỏi “liệu chúng ta có cô đơn trong vũ trụ”
- Kĩ sư NASA làm cách nào để sửa thành công tàu vũ trụ 47 tuổi ở khoảng cách 24 tỉ km?
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã bối rối trước thực tế rằng chúng ta không tìm thấy bất kỳ nền văn minh nào ngoài Trái Đất. Đó là bất chấp thực tế rằng phương trình Drake cho thấy phải có nhiều nền văn minh ở đủ gần và đủ khả năng tiếp xúc với chúng ta. Phương trình này, ban đầu được đưa ra bởi Frank Drake, cố gắng ước tính cơ hội tiếp xúc với sự sống thống thông minh và gợi ý rằng cơ hội đó sẽ rất cao.
Nghiên cứu mới cho thấy nó có thể đã đánh lừa chúng ta khi bỏ sót một phần quan trọng về sự xuất hiện của sự sống thông minh. Trái Đất của chúng ta có thể tương đối hiếm khi có các đại dương, lục địa và kiến tạo mảng lâu dài nằm dưới chân chúng ta và điều này có thể cần thiết để dẫn đến sự phát triển của "các nền văn minh giao tiếp chủ động" giống như chúng ta.
Phương trình Drake có một loạt yếu tố có thể giúp xác định khả năng tồn tại sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ. Mỗi thứ lại được coi là điều kiện tiên quyết cho sự sống.
Nó bắt đầu bằng việc xem xét số lượng ngôi sao được hình thành mỗi năm, sau đó có bao nhiêu trong số này có các hệ hành tinh, bao nhiêu hành tinh trong số đó có môi trường có thể phù hợp cho sự sống, bao nhiêu trong số đó có thể xuất hiện sự sống và có bao nhiêu thế giới trong số đó có thể tạo ra một công nghệ có thể cảnh báo các sinh vật khác về sự tồn tại của họ cũng như thời gian để tất cả những điều đó diễn ra.
Trên thực tế, ta không thể đưa ra giá trị chính xác cho bất kỳ biến số nào trong những biến số đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều đó cho thấy sự sống lẽ ra phải trải rộng khắp vũ trụ và sẵn sàng để chúng ta tiếp cận.
Tuy nhiên, chúng ta đã không làm được điều đó. Thất bại này dẫn đến cuộc thảo luận về "nghịch lý Fermi", được đặt theo tên của Enrico Fermi, người đã thắc mắc tại sao chúng ta không thể tìm thấy sự sống ở bất kỳ nơi nào khác. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng chúng ta có thể đã bỏ lỡ một phần quan trọng của một trong những biến số trên. Điều đó có thể giải thích tại sao chúng ta lại cô độc trong vũ trụ.
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu tin rằng khả năng sự sống trên một hành tinh có thể trở thành sự sống thông minh là gần như 100%. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể thấp hơn nhiều vì có thể nó phụ thuộc vào kiến tạo mảng.
Trên Trái Đất, kiến tạo mảng cho thấy lớp vỏ và lớp phủ trên của Trái Đất đã bị vỡ thành nhiều mảnh, từ từ di chuyển xung quanh và dẫn đến những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng trên hành tinh của chúng ta. Nhưng điều đó rất hiếm: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có kiến tạo mảng mặc dù có 3 vật thể đá khác là sao Kim, sao Hỏa và Io - mặt trăng của sao Mộc.
Có kiến tạo mảng cũng đồng nghĩa với việc các ngọn núi, núi lửa và đại dương được hình thành. Chúng cũng góp phần tạo ra sự phong hóa giải phóng chất dinh dưỡng vào đại dương và bằng cách hình thành cũng như phá hủy môi trường sống, mọi sự sống trên hành tinh đều phải tiến hóa và thích nghi. Quá trình đó có thể cần thiết để dẫn đến sự sống thông minh mà chúng ta có trên Trái Đất.
Do đó các nhà khoa học cho rằng phương trình Drake nên được xác định rõ hơn để nó tính đến việc có bao nhiêu hành tinh có lục địa, đại dương và kiến tạo mảng tồn tại lâu dài. Nếu đúng như vậy thì ước tính sẽ thấp hơn nhiều: biến số quan trọng đi từ gần 100% đến khoảng từ 0,003% đến 0,2%.
"Điều này giải thích sự hiếm có của các điều kiện hành tinh thuận lợi cho sự phát triển của sự sống thông minh trong thiên hà của chúng ta và giải quyết nghịch lý Fermi", nhà nghiên cứu Robert Stern của Đại học Texas tại Dallas cho hay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?