'Cơn sóng thần' AI: Sức ảnh hưởng ngang tầm cuộc cách mạng Internet, khiến 300 triệu việc làm gián đoạn, đến lao động tri thức cũng mất kế sinh nhai
AI đang khiến thế giới sửng sốt.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nghệ thuật
- Trí tuệ nhân tạo - khi công nghệ định hình tương lai
- Trí tuệ nhân tạo vẽ Mona Lisa của thế kỷ 21
- Bộ xử lý Intel sắp tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Cuộc chiến pháp lý 13 năm kết thúc, hãng công nghệ Mỹ thua kiện, dính án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ công ty Trung Quốc
Sự xuất hiện của công cụ AI tổng quát khiến thế giới sửng sốt. Cuộc cách mạng công nghệ này, vốn được mong đợi từ lâu, đã sẵn sàng vực dậy nền kinh tế.
Một báo cáo tháng 3 của Goldman Sachs cho thấy hơn 300 triệu việc làm trên khắp thế giới có thể bị gián đoạn bởi AI, trong khi công ty tư vấn toàn cầu McKinsey ước tính ít nhất 12 triệu người Mỹ sẽ phải chuyển nghề vào năm 2030. “Cơn bão hủy diệt sáng tạo” như nhà kinh tế học Joseph Schumpeter từng mô tả sẽ “thổi bay” vô số công ty, song cũng mở ra cơ hội cho một số những ngành công nghiệp mới.
Trong những thập kỷ tới, AI ước tính sẽ bổ sung từ 17.000-26.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Những công việc mất đi sẽ nhanh chóng được thay thế bằng những công việc mới.
Theo các chuyên gia, đỉnh cao của con sóng công nghệ đang tăng lên, với sức ảnh hưởng tương tự cuộc cách mạng công nghiệp và phát triển Internet. Chúng có thể nâng cao mức sống, cải thiện năng suất và thúc đẩy cơ hội ổn định kinh tế, song với điều kiện là chính phủ, các CEO và nhân sự toàn cầu phải biết cách tiếp cận sao cho hợp lý.
Việc áp dụng công nghệ đột phá thường khó dự đoán. Chẳng hạn như vào năm 1995, Newsweek xuất bản một bài báo cho rằng sách và vé máy bay sẽ không bao giờ có thể mua qua Internet. Thậm chí 3 năm sau, khi Internet ngày càng trở nên phổ biến, chuyên gia kinh tế học Paul Krugman vẫn tuyên bố ảnh hưởng của Internet sẽ không bao giờ bằng chiếc máy fax.
Sự xuất hiện của AI mang đến những nghi hoặc tương tự, song ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Năm 2017, McKinsey ước tính các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh mẽ như GPT-4 sẽ được phát triển vào năm 2027, song ngay từ năm 2023 chúng đã xuất hiện. Dường như sau 1 đêm, AI tổng quát của OpenAI đã được tích hợp vào các sản phẩm của Microsoft và trong chỉ vài tháng, các tập đoàn khổng lồ bao gồm Amazon, Cisco và AT&T đã gấp rút tích hợp các công cụ trí tuệ nhân tạo.
Theo báo cáo mới nhất của McKinsey, trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2060, một nửa các công việc ngày nay sẽ được tự động hóa. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính 83 triệu việc làm trên toàn cầu sẽ bị mất trong 5 năm tới vì AI. 44% kỹ năng cốt lõi của người lao động cũng dự kiến sẽ thay đổi.
Với AI tổng quát, những người lao động có trình độ học vấn cao và tay nghề cao vẫn dễ bị “tổn thương”. Tại Mỹ, tầng lớp công nhân tri thức ước tính đạt gần 100 triệu người; cứ 3 người Mỹ thì có 1 người là tri thức.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thế giới sẽ chứng kiến một làn sóng các nhân viên thất nghiệp chật vật đi xin việc làm. “Tôi không nghĩ tình trạng thất nghiệp hàng loạt sẽ diễn ra”, chuyên gia Brynjolfsson nói. “Tuy nhiên, chúng ta sẽ chứng kiến sự gián đoạn hàng loạt. Mức lương cho một số công việc hiện tại sẽ giảm, song sẽ tăng lên đối với một số công việc mới đòi hỏi nhiều hơn về kỹ năng sử dụng AI. Sự phân bổ lao động sẽ diễn ra”.
Theo các chuyên gia, quá trình áp dụng AI có thể diễn ra nhanh chóng do cơ sở hạ tầng công nghệ đã sẵn sàng. Ngoài ra, trái ngược với chu kỳ cường điệu xung quanh tiền số hoặc metaverse, AI đang bước vào giai đoạn trưởng thành và được ứng dụng thực tế rộng rãi. Hàng trăm triệu người dùng đã tích hợp công nghệ này vào quy trình làm việc hàng ngày.
Nếu Internet làm thế giới ‘phẳng’, AI sẽ làm thế giới ‘nhanh’ hơn. Nghiên cứu của Brynjolfsson với hơn 5.000 nhân viên dịch vụ khách hàng sử dụng công nghệ AI tổng quát cho thấy năng suất của họ đã tăng lên đáng kể, từ 14-30%. Với sự hỗ trợ của AI, các nhà phát triển phần mềm cũng hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn 56%, theo một nghiên cứu của MIT.
Goldman Sachs ước tính chỉ trong hơn 10 năm tới, AI có thể nâng mức tăng trưởng năng suất lao động hàng năm của Mỹ. Công nghệ này cũng có thể giúp GDP tăng 7%/năm, đồng thời đóng góp 2,6-4,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Năng suất tăng, tổng sản lượng kinh tế và GDP cũng vậy. Điều này sẽ thúc đẩy các công ty mở rộng hoạt động, từ đó cần nhiều công nhân hơn. Người lao động và các hộ gia đình sẽ được hưởng lợi.
Tốc độ phát triển của AI khiến nó trở nên khác biệt so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Không đơn giản chỉ là một công nhân dệt may bị thay thế bằng khung cửi cơ giới hóa, quá trình chuyển đổi do AI đang diễn ra ở các mức độ khác nhau, trong từng ngành nghề.
Để xoa dịu mức độ biến động, nước Mỹ cần đầu tư nhiều hơn vào lực lượng lao động, giúp họ có công việc mới và đảm bảo đào tạo lại từ đầu. Bài học từ Đan Mạch có thể lấy làm ví dụ. Nhân sự bị sa thải tại đây sẽ được cấp một khoản hỗ trợ đáng kể lên tới 2.860 USD/tháng. Họ cũng sẽ được tư vấn và tiếp cận cơ hội đào tạo để nhanh chóng tìm kiếm một công việc mới ổn định. Kết quả, thời gian người Đan Mạch thất nghiệp ngắn hơn nhiều so với lao động ở các quốc gia khác.
Ngoài ra, Mỹ có thể học tập Singapore. Tại đây, lao động trên 25 tuổi được cấp 500 USD tín dụng để tham gia 24.000 khóa học đa lĩnh vực, từ khoa học dữ liệu đến kinh doanh. Đối với những người lo ngại về sự tụt hậu về năng suất, hình thức nâng cấp quy mô lớn này đối với giáo dục và đào tạo sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà quá trình chuyển đổi lực lượng lao động tạo ra.
Theo: BI, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Trải nghiệm Tineco Floor One Stretch S6: Lau hút khô ướt là chuyện thường, tự giặt, tự sấy bằng khí nóng, khớp gập 180 độ linh hoạt