Sau loạt phóng sự vừa qua, đã có rất nhiều bình luận trái chiều từ người dùng Việt, cụ thể là giữa các tín đồ của iPhone cũng như những người không yêu iPhone.
Sau loạt phóng sự của VTV cũng như chương trình chuyển động 24h về hiện tượng làm giả, làm nhái iPhone giá rẻ hiện nay tại Việt Nam, đã có rất nhiều bình luận trái chiều từ người dùng Việt, cụ thể là giữa các tín đồ của iPhone cũng như những người không yêu iPhone.
Một số ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của loạt iPhone giá rẻ trong thời gian gần đây sẽ giúp người dùng vốn không đủ khả năng tài chính có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm của Apple. Một số ý kiến lại khẳng định, đây là vấn đề tồn đọng khá lâu tại thị trường di động Việt Nam và cần được kiểm soát chặt chẽ.
Một hình ảnh trong phóng sự tại "chợ Táo" biên giới
Nổi bật trong số đó, một thành viên trên Facebook, đồng thời cũng là một trong những người thợ sửa iPhone tại Việt Nam chia sẻ, nhằm làm rõ những điểm được và chưa được trong loạt bài phóng sự vừa qua:
TÁO LUÔN NGỌT - CHỈ LÀ RẺ NÊN MỚI THỐI!
Trước tiên, thay mặt Handheld Care Centre - nhân danh những người làm thợ sửa Apple devices, chúng tôi ủng hộ và hoan nghênh Chuyển Động 24h đã đăng loạt bài về iphone trong mấy ngày qua. Vậy tôi viết ra đây chút xíu để các bạn cũng như khách hàng của HCC hiểu thực chất vấn đề là gì?
1. Thế nào là iphone "dựng"?
Thực chất của việc dựng lại cái máy chỉ với 1 mục đích duy nhất: Làm cho một cái iphone đã cũ thành mới, cho dễ bán. Điều này dựa trên tâm lý sỹ diện của người Châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng: Thích mới, đẹp, không thích xài đồ được cho là "đã qua sử dụng".
2. Vậy "dựng" như thế nào?
Bản chất mainboard của một thiết bị Apple là không dựng được. Main phải là main chuẩn, check số imei trên trang chủ của Apple là phải có thông tin. Vậy Chuyển Động 24h nói là chỉ cần 1 sợi dây đồng để dựng được một cái main iPhone là sai. Cách kiểm tra IMEI trên trang chủ của Apple theo như các bạn trình diễn mấy ngày qua cũng là sai, cách check chuẩn tại đây.
3. Linh phụ kiện ở đâu để "dựng"?
Các linh phụ kiện cần thiết để dựng:
- Mainboard chuẩn, có sửa chữa can thiệp tuỳ mức độ, nhưng phải chuẩn, không chuẩn dựng lên máy lỗi thì bán cho hổ.
- Các linh kiện khác: Vỏ, LCD nguyên bộ, các loại cáp: cáp xạc, cáp tai nghe, cáp phím nguồn, cáp phím home, cáp camera trước; loa trong, loa ngoài, micro, camera...
Các linh kiện này bán đầy chợ bên Trung Quốc, chúng được lấy ra từ chính các nhà máy gia công linh kiện cho Apple. Cái này là do quan niệm, dù bạn kinh doanh ở đâu thì nhà máy của bạn cũng phải đặt ở Trung Quốc. Người Trung Quốc do vậy có kỹ năng ăn cắp và nhái đồ đã đi vào gen di truyền. Việt Nam lại ngay sát Trung Quốc, có bao nhiêu cửa khẩu giao thương, cái này là quy luật thị trường tự điều chỉnh.
- Về chất lượng của các linh kiện: một chín một mười so với đồ theo máy, nếu có hỏng lặt vặt có chăng là do kỹ năng lắp ráp của mấy thằng "dựng" - hay còn gọi là mấy thằng tay to.
4. Chất lượng của máy "dựng"?
Đương nhiên sẽ kém hơn máy xịn rồi, vì bản chất nó là đồ cũ.
5. Tại sao khách hàng lại mua phải máy "dựng"?
Cái thông tin rằng Apple dừng sản xuất ngay phiên bản trước nó khi ra mắt iPhone mới hàng năm có vẻ dân mình không tin, hoặc bị loè rằng: Hàng tồn kho. Xin lỗi, Apple luôn cháy hàng, làm gì có hàng tồn kho.
Khách hàng hiện nay biết thừa đó là hàng tân trang, nhưng vì giá rẻ, chế độ bảo hành tốt nên vẫn cứ mua. Bỏ ra 3 triệu có một cái iPhone, lướt web mượt mà, Facebook cả ngày... làm gì có cái smartphone nào đáp ứng được?
Thông tin này có thật 100%, khảo sát trên khách hàng sửa chữa tại HCC, đa số họ đều biết máy mình mua là hàng tân trang, hỏng nếu không có bảo hành - chấp nhận sửa chữa để dùng tiếp.
Khi mà giá hàng chính hãng đang còn cao ngất ngưởng, tỷ lệ nghịch với thu nhập và kính tế của Việt Nam thì còn có đất cho hàng tân trang.
Một hình ảnh trong phóng sự Vạch trần công nghệ iPhone 1978 và 2013
Trong khi đó, để nói về vấn đề iPhone được làm giả làm nhái tại Việt Nam, cụ thể là công nghệ câu dây đồng, iPhone được dựng lại sẽ bị thợ dùng dây đồng câu vào các linh kiện khác, bạn đọc An Phước lại giải thích một cách cặn kẽ hơn về iPhone 1978 hay iPhone 2013:
Ai đã từng chơi BlackBerry một thời thì lạ gì cái trò này. Hàng câu dây đồng (Main nát nhưng vẫn là main zin bị lỗi sản xuất hay lỗi trong quá trình sử dụng, bị thải hồi rồi được kĩ thuật sửa lại bằng cách đục lỗ hoặc câu dây đồng để cắt đi bộ phận mạch bảo vệ.
Hàng 2013 là thời kì xuất hiện của dolly - thuật ngữ từ chú cừu doly được nhân bản ngày nào. Dựng luôn từ main cho tới hệ điều hành khi mà các kĩ thuật viên điện tử đã crack được flash và copy mã nguồn nguyên chiếc sang một phôi IC khác rồi gắn lên mainboad tự dựng.
Thực ra thì hàng này nếu được làm cẩn thận thì vẫn chất lượng hơn hàng được gọi là 1978, tuy nhiên rất dễ bị chết flash khi chọc ngoáy vào ROM. Một dạng được gọi là Brick sau này của Android.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"