Công nghệ cảm biến cử chỉ tay đã có những thay đổi tích cực, nhưng còn đó nhiều vấn đề cần giải quyết
Cả Huawei và Moto mang tới MWC 2017 những cải tiến mạnh mẽ ở công nghệ nhận diện cử chỉ tay, nhưng toàn thị trường di động vẫn chưa thể giải quyết triệt để bài toán này.
Nhận diện cử chỉ vân tay không phải công nghệ gì mới mẻ. Huawei Mate giới thiệu chức năng này từ năm 2015, Meizu cũng sử dụng trong thời gian dài và Google Pixel trở thành cái tên mới áp dụng phương thức như vậy.
Tại MWC 2017, bộ đôi Huawei P10 và Moto G5 đều sử dụng máy quét vân tay đóng vai trò thay thế nút điều hướng trên màn hình. Xét ở khía cạnh nào đó, sáng kiến này khá thú vị. Nhưng xuất hiện những vấn đề cần giải quyết để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Cảm biến hoạt động như thế nào?
Trên P10, người dùng có thể mở khóa bằng vân tay như bình thường. Sau đó, cảm biến cho phép nhấp vào phím Home để quay lại, trượt sang trái hoặc phải sẽ hiển thị danh sách ứng dụng gần đây và trượt lên từ mép phím Home để mở Google Now.
Moto G5 và G5 Plus được thiết lập khác đôi chút với thao tác trượt sang trái ở phím Home để quay lại, nhấn để về giao diện Home và trượt sang phải giúp hiển thị ứng dụng gần đây. Giữ phím Home một lúc để khởi động Google Now.
Cả hai dòng điện thoại đều hỗ trợ tốt khả năng tùy biến này. Người dùng không mất quả nhiều thời gian làm quen, cũng như dễ dàng thay đổi cài đặt trở về sử dụng nút điều hướng trên màn hình thay vì cử chỉ nút Home.
Tính năng tốt nhưng cũng xấu
Từ lâu, người dùng tỏ ra “chướng mắt” vì các phím ảo trên màn hình điện thoại Android bởi chúng chiếm khá nhiều diện tích hiển thị. Việc tích hợp cảm biến cử chỉ cho khả năng tùy biến cao giúp giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, Huawei và Moto, mỗi công ty lại thiết lập cài đặt cho riêng mình. Nếu Samsung lại gán cho nút điện dung tác vụ khác thì vấn đề phân mảnh trở nên cao hơn. Chỉ Google mới đủ tầm ảnh hưởng để đưa ra chuẩn riêng dành cho các dòng điện thoại Android. Nhưng nếu công ty nào “phá rào” thì chẳng ai có thể cản họ.
Ví dụ muốn mở Google Now, G5 chỉ việc nhấn giữ nút Home, trong khi P10 là thao tác trượt ở mép cạnh phím Home. Chưa kể, còn rất nhiều tác vụ khác nếu chỉ gán vào cử chỉ ở phím điện dung thì rất khó xử lý hết.
Thêm nữa, xu hướng ngành công nghiệp di động đang muốn loại bỏ phím Home và giảm diện tích viền màn hình. LG G6 và sắp tới có thể là Galaxy S8, iPhone 8 sẽ sử dụng thiết kế như vậy. Thậm chí, cảm biến vân tay còn bố trí mặt trước hoặc mặt sau, tùy từng hãng sản xuất. Thật khó nếu muốn làm gì với cảm biến cử chỉ nếu nó ở cạnh camera sau.
Nếu là người thích thay đổi điện thoại, hoặc nhu cầu phải mượn máy bạn bè thì thật vất vả để làm quen với cử chỉ riêng của từng nhà sản xuất. Phải chăng, cần cho phép người dùng tùy chỉnh cử chỉ điều hướng theo thói quen riêng để không tốn thời gian làm quen.
Công nghệ luôn thay đổi theo hướng tiện dụng hơn. Chúng ta có quyền hi vọng về những cải tiến đáng giá trên điện thoại Android, đặc biệt ở tính năng cảm biến cử chỉ vân tay. Tới đây, công nghệ nhận diện khuôn mặt và mống mắt có thể được áp dụng rộng rãi sẽ cho phép các nhà sản xuất thêm nhiều tùy chọn điều khiển bằng cử chỉ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4