Công nghệ làm liền vải mà không cần kim chỉ có thể sẽ là tương lai của ngành dệt may
Và hơn nữa là bạn không phải lo nhầm hộp bánh thành hộp kim chỉ nữa rồi.
Mỗi khi rách quần áo thì bạn làm gì? Lôi trong tủ ra hộp bánh (hộp kim chỉ) ra và trổ tài khâu vá, nhờ vả tay thêu thùa giỏi nhất nhà (hầu như là mẹ) hay mang ra cửa hàng để sửa? Chưa tính tới trường hợp hỏng tan tành không còn thuốc chữa thì bạn phải tính tới chuyện bỏ cái áo chiếc quần yêu thích đo vô thùng rác hay làm giẻ lau.
Nhưng nếu có thể tránh được mọi sự phiền toái đó thì sao nhỉ?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Penn State đang tìm một cách để công việc may vá dễ dàng hơn: đó là để chúng tự liền lại. Để làm được điều này, họ sử dụng một dung dịch đặc biệt được làm từ vi khuẩn và men, giúp cho đa số các loại vải có thể tự liền lại.
“Các nhà thiết ké thời trang sử dụng các chât liệu tự nhiên chứa protenin như len hoặc lụa khiến cho sản phẩm bán với giá rất cao mà hiển nhiên là chúng không thể tự lành mỗi khi rách được”, giáo sư nghiên cứu khoa học và công nghệ Melik C. Demirel tại Đại học Penn State nói. “Chúng tôi đang tìm cách để tạo ra một loại vải có thể tự liền, sử dụng những loại vải sẵn có. Rồi chúng tôi đã tạo ra được công nghệ này”.
Quá trình thử nghiệm khá là đơn giản: các nhà nghiên cứu lấy một mảnh vải rách, nhỏ lên đó vài giọt chất lỏng, ngâm vào nước ấm và giữ chặt hai miếng vải lại. Dù không thấy một mối nối nào, miếng vải vẫn có thể giữ được nguyên vị trí. Miếng vải được đính khá chặt và theo như các nhà nghiên cứu nói, miếng vải như vậy thậm chí đã có thể “sống sót” được qua thử nghiệm với máy giặt.
Để làm được điều đó, dung dịch đã phủ những lớp vật chất lên trên miếng vải, tạo thành một màng bọc “polyelectrolyte”, lớp màng ấy bao gồm các phân tử polymer dương tính và âm tính. Hiện vẫn chưa có tên gọi chính thức cho loại vật chất này.
Các nhà nghiên cứu nói rằng dung dịch này có thể được sử dụng sau khi vải đã rách, hay thậm chí có thể sử dụng trong khi sản xuất, để mảnh vải có được luôn khả năng tự hồi phục.
Đa số người nghĩ tới việc áp dụng công nghệ này vào đồ mặc hàng ngày nếu như sản phẩm này được bán rộng rãi, nhưng nhà nghiên cứu Demirel lại không thuộc vào “đa số” đó. Anh nói rằng mục tiêu chính là giảm thiểu những rủi ro mà những người phải làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại. Ngoài việc tăng khả năng chống chịu cho quần áo, anh Demirel còn nhắc tới việc sử dụng enzyme tương ứng với loại hóa chất mà người công nhân có thể gặp phải trong quá trình làm việc.
“Nếu có thể, ta sẽ dùng một lượng enzyme nhất định để làm giảm độc tố của hóa chất độc hại trước khi để chúng chạm tới phần da thịt bên trong lớp quần áo”, anh Demirel nói.
Vẫn chưa rõ rằng dung dịch này cũng như loại vải tự liền sẽ được mở bán không, bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Penn State vẫn đang thử nghiệm xem dung dịch này có thể vượt qua thêm thử thách chất tẩy không.
“Khoa học phải tiến từng bước nhỏ một”, anh Demirel nói.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI