Mù lòa, trong tương lai không xa, có lẽ sẽ còn chỉ là dĩ vãng.
Một nghiên cứu đầy hứa hẹn mới đây về một loại màng mềm dẻo, nhạy cảm với ánh sáng đã cho thấy tiềm năng của nó trong việc cấu thành nên một cấu trúc vô cùng quan trọng trong việc tạo ra bộ phận thay thế cho giác mạc bị hư hỏng hoặc tổn thương. Màng này vừa có khả năng hấp thụ ánh sáng, vừa có khả năng kích thích các neuron mà không cần kết nối với bất kỳ loại dây cũng như nguồn năng lượng bên ngoài nào. Chính đặc tính này đã giúp nó trở nên ưu việt hơn hẳn khi so sánh với các loại màng giả tương tự có nguồn gốc từ silicon. Gần đây nhất, nó mới chỉ được thử nghiệm trên võng mạc kém nhạy cảm ánh sáng của phôi thai gà, nhưng những nhà nghiên cứu hi vọng sớm được thấy công trình này ứng dụng trên con người.
Một số neuron bẩm sinh đã được tạo ra để trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Dựa trên đặc tính này, một công nghệ mới đã ra đời với tên gọi optogenetic, sử dụng ánh sáng vừa để kích thích, vừa để kiểm soát các neuron này. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi không chỉ trong liệu pháp gene, mà còn trong việc thiếp lập bản đồ bộ não, giảm nhạy cảm với đau, điều trị một số bệnh lý thần kinh như động kinh, bệnh Parkinson và thậm chí, cả điều khiển trí não.
Công nghệ này cũng được sử dụng như một cách tiếp cận mới trong việc phục hồi thị giác. Các nhà nghiên cứu việc kết hợp sử dụng các sợi bán dẫn cùng với các màng carbon nanotube và nhận ra rằng hệ thống này đã kích hoạt các neuron ở phôi thai gà ngay ở ngày thứ 14 trong quá trình phát triển của chúng.
Hầu hết những thử nghiệm trước đây đều sử dụng các màng có nguồn gốc từ silicon với những con chip không có tính mềm dẻo cũng như không đủ độ trong để cấy vào đối tượng (thường là thủ thuật có độ xâm lấn cao và cực kỳ phức tạp), đồng thời, kết nối hệ thống này với một nguồn điện ngoại lai. Nhược điểm nổi bật của hệ thống này là tính ổn định cũng như độ phân giải không gian rất kém.
Yael Hanein, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi hi vọng hệ thống carbon nanotube kết hợp sợi bán dẫn này sẽ sớm có khả năng thay thế cho võng mạc đã hư hỏng, tuy nhiên, thử nghiệm này cũng vẫn còn khá xa cái đích áp dụng được trên cơ thể con người.”
Nếu công nghệ này thực sự có thể dùng được trên con người, chúng ta có thể nhận rõ sự tiến bộ trong việc chữa trị nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh lý thoái hóa có liên quan đến tuổi, hiện đang ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người Mỹ. Mù lòa, trong tương lai không xa, có lẽ sẽ còn chỉ là dĩ vãng.
Tham khảo: Gizmag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương