Công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc khủng đến thế nào: Giúp ông bố tìm thấy con trai sau 22 năm bị bắt cóc
Sau 22 năm tìm kiếm, một người cha Trung Quốc đã có được niềm vui lớn nhất trong đời khi tìm thấy đứa con trai bị bắt cóc của mình đang sống ở một thành phố cách nhà ông 900 km.
Vào ngày 9/10/2001, ông Lei Wuze rời khỏi nhà ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam mà không biết rằng đó là lần cuối cùng ông nhìn thấy con trai mình trong hơn hai thập kỷ. Ông nhờ người hàng xóm để mắt đến đứa con 4 tuổi Yuechan giúp mình.
Người phụ nữ này đã nói với cảnh sát rằng có một người đàn ông khả nghi đi qua rồi bắt cóc cậu bé lúc bà không để ý. Ông Lei vô cùng đau khổ nhưng chưa bao giờ từ bỏ hy vọng gặp lại con trai mình.
Trong hai thập kỷ qua, ông Lei Wuze đã gặp hơn 300 cảnh sát, đi qua hàng trăm thành phố trên khắp Trung Quốc, vội vã đi tới những nơi có bằng chứng dù chỉ là mơ hồ nhất nơi ở của Yuechuan. Ông luôn trở về nhà trong sự thất vọng, cho đến năm nay.
Tuy nhiên, vận may đã mỉm cười với Lei Wuze. Nhờ một phần mềm nhận diện khuôn mặt tiên tiến được báo chí Trung Quốc gọi là "Face Recognition 2.0 Prototype", hai bố con họ đã gặp lại được nhau.
Cảnh sát sử dụng phần mềm để tìm ra những người có khả năng là con trai của ông được phác hoạ trên một mô hình lão hóa dựa trên những bức ảnh của Lei Yuechuan khi còn nhỏ.
Đầu năm nay, ông Lei được thông báo rằng ADN của ông hoàn toàn khớp với một người đàn ông 26 tuổi ở Thâm Quyến, cách nơi Yuechuan bị bắt cóc hơn 900 km. Một cuộc xét nghiệm ADN thứ hai đã được tiến hành, và kết quả đã không làm mọi người thất vọng.
Hiện chưa rõ Yuechuan có gia đình riêng của mình hay chưa, và liệu cậu có muốn sống với gia đình ruột của mình hay không, nhưng việc ông Lei cuối cùng đã tìm thấy con trai lâu năm của mình chắc chắn sẽ mang lại cho gia đình ông ít nhất là niềm an ủi và vui mừng khi được đoàn tụ.
Tham khảo Oddity Central
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời