Công nghệ thay đổi quá nhanh: Đây là 5 sản phẩm được coi là "cách mạng công nghệ" một thời nhưng ngày nay hầu như các millennial không hề biết đến
Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường YouGov, 86% trẻ em không biết máy nhắn tin là gì.
Millennial là thế hệ sinh từ năm 1980 đến 1998 (19-37 tuổi), chiếm 32% dân số thế giới và 35% dân số Việt Nam. Sở dĩ, thế hệ này được nhắc đến nhiều vì đang và sẽ là thế hệ chủ chốt trong lực lượng lao động toàn cầu, đồng thời cũng là đối tượng tiêu dùng chính mà nhiều nhãn hàng hướng đến.
Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bài viết liên quan đến việc thế hệ millennial chê bai về cách họ thích nghi với môi trường văn hóa và kinh tế được tạo ra bởi các thế hệ trước. Thời đại công nghệ thông tin ra đời đã khiến chúng ta, đặc biệt là giới trẻ luôn chạy theo những sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất để chứng minh mình bắt kịp với thời đại.
Đặc biệt, 5 sản phẩm "vang bóng một thời" dưới đây lại trở nên xa lạ với hầu hết giới trẻ ngày nay.
1. Đĩa mềm
Đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường dựa trên internet YouGov đã khảo sát 2.011 trẻ em từ sáu đến 18 tuổi để kiểm tra liệu chúng có biết đĩa mềm và các sản phẩm lỗi thời khác không.
Theo nghiên cứu, 2/3 trẻ em không biết đĩa mềm là gì hoặc xác định nhầm.
Đĩa mềm là một dạng của bộ nhớ máy tính. Trước đây, nó từng là công cụ rất phổ biến để lưu trữ dữ liệu di động hoặc để chứa hệ điều hành ở các máy thế hệ cũ.
Ngày nay đĩa mềm thường ít được sử dụng bởi chúng có nhược điểm như kích thước lớn, dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian bởi các yếu tố môi trường. Các loại thẻ nhớ giao tiếp qua cổng USB và các thiết bị lưu trữ bằng quang học (đĩa CD , DVD ...) đang dần "soán ngôi" đĩa mềm bởi chúng khắc phục được các nhược điểm của đĩa mềm và đặc biệt là có thể có dung lượng rất lớn.
Tuy nhiên đĩa mềm vẫn cần thiết trong một số trường hợp cần sửa chữa các máy tính đời cũ, ví dụ như một số thao tác nâng cấp BIOS bắt buộc vẫn phải dùng đến nó.
2. Modem 56k
Thế hệ U30 dường như ai cũng biết đến thiết bị Modem 56k. Khi giai đoạn Internet Wifi và đường truyền tốc độ cao chưa được phủ sóng rộng rãi, nối internet dial up (quay số) qua dây nối điện thoại là một cách được mọi người sử dụng rất nhiều.
Tuy nhiên, nói một cách đúng hơn thì họ muốn quên đi âm thanh quay số của modem để sử dụng internet. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập internet tốc độ cao với hình ảnh vào video sẽ hiện ra với chất lượng HD gần như ngay lập tức.
Có lẽ thế hệ millennial sẽ không bao giờ cảm nhận được sự thất vọng tột cùng của việc chờ đợi 15 phút để tải hình ảnh và thậm chí bị dừng lại giữa chừng vì đường truyền bị gián đoạn.
3. Máy nhắn tin
Xuất hiện vào đầu những năm 90, thiết bị này mở ra một cuộc cách mạng cho các tin nhắn văn bản. Ở thời đỉnh cao, có hơn 10 triệu thuê bao đăng ký dịch vụ máy nhắn tin trên toàn nước Nhật, khách hàng chủ yếu là bệnh viện, văn phòng chính phủ và các nhân viên công sở.
Dịch vụ này càng trở nên gây sốt khi giới trẻ khi đó sử dụng chúng như một cách thức liên lạc với bạn bè và người yêu. Đặc biệt là khi họ dùng những con số bí mật để mã hóa thông điệp với nhau.
Tuy nhiên, sự phổ biến của điện thoại thông minh đã khiến máy nhắn tin trở thành một sản phẩm lỗi thời. Chính vì thế, sau hơn 50 năm ra mắt, dịch vụ này sẽ kết thúc sứ mạng của nó vào năm sau khi nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin duy nhất còn lại là Tokyo Telemessage cho biết họ sẽ dừng dịch vụ kể từ tháng 9.2019. Trong nghiên cứu của YouGov, 86% trẻ em không biết máy nhắn tin là gì.
4. Những chiếc băng cassette
Thế hệ trẻ ngày nay khó tưởng tượng được những chiếc băng đĩa cổ là cả một niềm đam mê công nghệ xa xỉ thời xưa. Đặc biệt, nhắc đến những chiếc băng đĩa cổ thời xưa không thể bỏ qua băng video định dạng VHS được ưa chuộng trong thập kỷ 1980 – 1990.
Băng có vỏ bằng nhựa, bên trong có một dây băng từ. Loại băng video này có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau. Thời đó, thiết bị này được coi là tài sản có giá trị trong mà không phải nhà ai cũng sở hữu.
Cho đến năm 1988, riêng hãng Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ của Hà Lan, bán được khoảng 3 tỷ băng Cassette. Những hãng sản xuất băng Cassette nổi tiếng khác có thể kể ra như TDK, Maxell, BASF, Sony, JVC, Nakamichi,…
Trong những đầu thập niên 1990, những chiếc băng cassette hoàn toàn thống lĩnh thị trường âm nhạc với nhiều khuôn dạng khác nhau.
Tuy nhiên, băng cassette gần như đã bị lãng quên khi các thiết bị kỹ thuật số khác đang phát triển quá nhanh. Theo YouGov, 40% trẻ em ngày nay không thể nhận ra một băng cassette.
5. Tivi đen trắng
Những năm 1980, truyền hình và TV được coi là một sự xa xỉ đối với thu nhập bình quân ít ỏi của phần đông các gia đình, từ nông thôn cho tới thành thị. Đôi khi, cả khu vực dân cư đông đảo chỉ có một chiếc TV được sử dụng làm "của chung".
Tín hiệu ăng-ten analog khi đó chưa thực sự ổn định cùng với việc hình ảnh không có độ nét cao khiến việc xem chương trình truyền hình còn khó khăn. Mặc dù vậy, nhiều người khi đó vẫn có thể theo dõi TV hàng giờ không biết mệt mỏi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?