Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng

    MINH HẠNH, Phụ Nữ Việt Nam 

    Người công nhân không ngờ 239 đồ vật màu xanh, trắng mà ông tình cờ tìm thấy khi cuốc đất lại có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng. Vì sao các chuyên gia khẳng định chúng có giá trị lớn như vậy?

    Cuốc đất đào được cả gia tài hóa ra có thật. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.

    Vào năm 1980, tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã xảy ra một sự việc hy hữu khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Cụ thể, vào ngày 29/11/1980, trong quá trình xây dựng nhà máy điện số 2 ở Giang Tây, một công nhân tình cờ tìm thấy một hố sâu khi đang cuốc đất.

    Người công nhân này thấy lạ nên đã cầm đèn pin soi vào bên trong và hình như nhận ra có ánh sáng phản chiếu lại của một số đồ vật giống chai, lọ. Người bình thường ắt hẳn sẽ không bỏ chai, lọ vào một hố sâu như vậy. Như vậy, chỉ có một khả năng, đó là những thứ bên trong có thể là đồ vật được người xưa cất giấu. Chúng có thể là những di vật văn hóa. Do đó, người công nhân này đã nhanh chóng báo cho đơn vị thi công và cơ quan chức năng đến để kiểm tra.

    Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

    Các chuyên gia rất phấn khích khi phát hiện nhiều đồ gốm sứ quý hiếm bên dưới hố sâu.

    Ngay khi nhận được cuộc gọi về những đồ vật kỳ lạ nghi ngờ là di vật văn hóa, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã rất phấn khích. Bởi nơi phát hiện hố lạ này là ở Giang Tây, "thủ phủ của gốm sứ", nên rất có thể sẽ tìm được đồ vật quý hiếm.

    Các chuyên gia đã vội vã đến hiện trường và tiến hành tìm hiểu, khai quật. Ngay khi đi xuống dưới hố sâu này, họ phát hiện ra tất cả những đồ vật có màu xanh, trắng trong đó đều là đồ gốm sứ. Mất hơn 1 giờ, các chuyên gia mới đưa được tất cả đồ gốm sứ bên trong hố ra bên ngoài. Vì là đồ gốm sứ nên các chuyên gia rất cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

    Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

    Đồ sứ được tìm thấy đều được chế tác thời nhà Nguyên, cố giá trị rất lớn.

    Các chuyên gia đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy nhiều đồ gốm sứ như vậy. Họ đã mang tất cả những món đồ này trở lại bảo tàng và đếm từng cái một trong sự phấn khích tột độ. Kết quả, tổng số di vật văn hóa được tìm thấy trong hố sâu này lên tới 245, trong đó có 239 đồ gốm sứ. Đặc biệt, 19 trong số đồ sứ là sứ Thanh Hoa của Cảnh Đức Trấn. Đây là loại đồ sứ có chất lượng rất tốt, tạo hình tinh xảo và có phong cách độc đáo.

    Vì có kỹ thuật sản xuất vượt trội nên Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình.

    Kho bảo vật trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng

    Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

    Sứ Thanh Hoa của lò gốm sứ trứ danh mang tên Cảnh Đức Trấn cũng được tìm thấy trong hố sâu trên.

    Số lượng sứ Thanh Hoa (loại sứ có màu xanh, trắng, hay còn gọi là sứ hoa lam) được tìm thấy trên thế giới chưa đến 300. Tuy nhiên, các chuyên gia lại bất ngờ khai quật được 19 chiếc cùng một lúc. Đây cũng là con số kỷ lục về loại gốm sứ quý giá này từng được được khai quật.

    Trong số hơn 200 di vật văn hóa về đồ gốm sứ, các chuyên gia cho biết, ngoài đồ sứ Thanh Hoa của nhà Nguyên, còn có 168 đồ vật bằng sứ thuộc lò Long Tuyền, một số đồ sứ tráng men đỏ... Theo các chuyên gia, tổng số di vật này có giá trị không dưới 10 tỷ NDT (khoảng hơn 32.000 tỷ đồng).

    Sau khi phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia suy luận rằng số lượng lớn đồ sứ quý hiếm này thuộc về một gia đình giàu có vào giữa và cuối triều đại nhà Nguyên (1271 – 1368). Không rõ vì nguyên nhân gì mà những đồ sứ này bị giấu kỹ trong hố sâu suốt hàng trăm năm. Toàn bộ số đồ sứ quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại một bảo tàng địa phương của tỉnh Giang Tây.

    Theo các chuyên gia, dù nhà Nguyên chỉ tồn tại chưa đến 100 năm, nhưng đây lại là triều đại rất quan trọng đối với sự phát triển của đồ gốm sứ ở Trung Quốc. Bởi vì sứ Thanh Hoa, một loại sản phẩm của Cảnh Đức Trấn phát triển mạnh trong thời kỳ này.

    Đồ sứ nổi tiếng được bán với giá rất cao

    Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

    Các đồ vật sứ Thanh Hoa thường được bán với giá rất cao trong các cuộc đấu giá.

    Trên thực tế, sứ Thanh Hoa có nguồn gốc từ đời nhà Đường, nhà Tống. Đến thời nhà Nguyên, dựa trên cơ sở của hai triều đại này, đồ sứ đã được cải thiện nhược điểm và những người thợ thủ công đã làm ra những sản phẩm sứ tinh xảo hơn. Sứ Thanh Hoa cũng trở thành xu hướng chủ đạo của đồ sứ trong thời nhà Nguyên.

    Quy trình chế tác ra đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường gồm nhiều công đoạn, bao gồm tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi (dùng thanh hoa để trang trí hoa văn, vẽ chữ lên trên phôi sứ), nung sản phẩm trong lò.

    Sứ Thanh Hoa thời nhà Nguyên đã phá vỡ tình trạng đơn sắc trước đây của đồ sứ. Loại sứ này thường được nung men trắng, có thêm màu hơi ánh xanh, men trắng xanh, thoạt nhìn tạo cảm giác giống như thủy tinh trong suốt. Hơn nữa, hoa văn của sứ Thanh Hoa cũng được chế tạo rất tinh xảo. Trong các cuộc đấu giá hiện nay, các đồ vật thuộc sứ Thanh Hoa luôn được bán với giá rất cao.

    Nguồn: Sohu, Baidu

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ