Chính những gì đưa họ lên đỉnh cao thành công, cũng có thể kéo họ xuống mồ.
Cách đây mới chỉ 2 tháng, một hãng smartphone Trung Quốc có tên Dakele đã phải tuyên bố đóng cửa do không thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Mới đây, một cái tên tiếp theo cũng sắp đi theo vết xe đổ của Dakele, khi cố gắng áp dụng bài học thành công của Xiaomi vào thị trường Trung Quốc.
IUNI được ra mắt cách đây 2 năm, sản xuất smartphone và phụ kiện phục vụ thị trường Trung Quốc. Các sản phẩm của IUNI được đánh giá là có cấu hình ổn, thiết kế giống iPhone và giá bán rất cạnh tranh.
Đây cũng chính là công thức thành công của Xiaomi, một công thức được rất nhiều hãng smartphone học tập theo. Thế nhưng chính những gì đã giúp Xiaomi thành công, lại là thứ kéo các hãng smartphone Trung Quốc xuống nấm mồ do chính mình tạo ra.
Smartphone IUNI N1.
IUNI vừa công bố sẽ cắt giảm 60% nhân sự, cùng với đó là kế hoạch từ bỏ thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất này sẽ chỉ còn bán smartphone Android tại các thị trường nước ngoài, duy trì cho đến lúc nào họ vẫn còn tiền trong ngân hàng.
Những thương hiệu như Dakele, IUNI và nhiều hãng smartphone giá rẻ khác tại Trung Quốc đang chỉ tập trung vào dòng sản phẩm có mức giá dưới 190 USD. Tuy nhiên xu hướng mua sắm smartphone của người dân Trung Quốc đã thay đổi, mức giá trung bình mà họ lựa chọn đã tăng lên 320 USD cho một chiếc smartphone.
Cũng có nghĩa là các dòng sản phẩm smartphone giá rẻ không còn hấp dẫn, cũng như đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nữa. Đó cũng là lý do mà các hãng smartphone giá rẻ của Trung Quốc đồng loạt gặp khó khăn.
Hãng smartphone Dakele của Trung Quốc cũng đã phải khai tử.
Chính Xiaomi cũng đang bị đe dọa, khi mà họ để mất vị trí là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới vào tay của Huawei cũng như Oppo. Thị phần của Xiaomi tại Trung Quốc cũng sụt giảm nghiêm trọng, mục tiêu doanh số 80 triệu smartphone trong năm 2015 cũng không đạt được.
Nhà phân tích Nicole Peng của Canalys cho biết: “Có một sự thay đổi lớn trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đó là họ lựa chọn smartphone cao cấp nhiều hơn smartphone giá rẻ”.
Đối với tình hình hiện tại, nếu như các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tiếp tục áp dụng công thức thành công của Xiaomi mà không có sự thay đổi một cách linh hoạt. Kết cục chắc chắn sẽ thê thảm giống như Dakele hay IUNI.
Trong khi đó, Xiaomi cũng đang phải tìm cách mở rộng thị trường ra các nước đang phát triển như Ấn Độ. Bởi tại các thị trường mới nổi này, smartphone Android giá rẻ vẫn còn được ưa chuộng. Thậm chí tại Ấn Độ, hơn một nửa dân số không biết tới thương hiệu iPhone và Apple là gì.
Nếu như không muốn chung số phận bị khai tử, Xiaomi nên tìm cách chạy trốn khỏi Trung Quốc thay vì cứ cố chấp để rồi chỉ nhận lại sự thất bại. Chấp nhận thất bại, để thay đổi và trở lại một cách mạnh mẽ hơn mới là lối đi đúng đắn.
Tham khảo: techinasia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"