Công nhân tại nhà máy chế biến tôm ở Osaka, Nhật Bản sẽ không phải làm bất cứ việc gì – trừ khi họ cảm thấy thích.
Cách đây 5 năm, nhà máy chế biến hải sản Papua New Guinea đã tiến hành một cuộc cắt giảm nhân công quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Tuy nhiên, thay vì sa thải nhân viên, họ lại nảy ra một ý tưởng táo bạo.
Theo trang tin SoroNews24, nhân viên ở đây được phép đến làm và ra về bất cứ khi nào họ muốn.
Điều bắt buộc duy nhất ở đây là trước khi ra về, họ cần ghi lại số giờ làm việc trong ngày của mình lên bảng để người quản lý nắm được.
Họ cũng được quyền nghỉ bất kỳ ngày nào mà không cần báo cáo trước.
Tấm bảng ghi giờ công tại Papua New Guinea. Ảnh: Daily Mail
Nhiều người cho rằng để nhân viên làm việc theo giờ giấc tùy ý sẽ dẫn đến tình trạng giảm năng suất hay gây thiếu hụt nhân công thường xuyên.
Công ty Papua New Guinea hiểu rõ điều này nhưng vẫn chấp nhận mạo hiểm.
Đáng ngạc nhiên, thực tế cho thấy, năng suất ở công ty này tăng lên còn chi phí thuê người lao động lại tiết kiệm được tới 30%.
Đặc biệt là trong suốt 5 năm áp dụng, chỉ có duy nhất 1 ngày mà toàn bộ nhân viên đều nghỉ làm.
Nguyên nhân lý giải cho việc này chính là yếu tố tinh thần. Người lao động có xu hướng làm việc chậm chạp hơn khi họ phải làm những việc mà bản thân không muốn hay khi tâm trạng không tốt.
Vì thế, khi toàn thể nhân viên được làm việc theo ý thích, tổng năng suất sẽ đạt mức đỉnh.
Công việc tại nhà máy bao gồm rã đông, cân, phân loại, bóc vỏ, nấu và đóng gói tôm. Người lao động ở đây phần lớn là các bác mẹ nuôi con nhỏ.
Với giờ giấc linh động như trên, họ sẽ thoát khỏi gánh nặng công việc mỗi khi con cái ốm đau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"