Công ty Trung Quốc kiện iPhone 6 của Apple vi phạm bằng sáng chế, thực ra không tồn tại

    TVD,  

    Một công ty đã chết lại dám đi kiện Apple, chuyện chỉ có ở Trung Quốc.

    Hãng sản xuất điện thoại Shenzhen Baili của Trung Quốc mới đây đã kiện Apple, vì cho rằng thiết kế iPhone 6 và 6 Plus đã vi phạm bằng sáng chế mà họ đã đăng ký từ trước. Chiếc smartphone mà họ cho là iPhone 6 đã ăn cắp thiết kế có tên 100c.

    Vụ kiện này tưởng như chỉ giống với một số vụ kiện bằng sáng chế khác mà Apple đã từng phải đối mặt. Nhưng thực tế thì nó nghiêm trọng hơn rất nhiều, bởi nếu Apple thua kiện thì họ có thể bị cấm bán iPhone 6 tại Bắc Kinh.

     Chiếc smartphone mà cho là iPhone 6 đã ăn cắp thiết kế.

    Chiếc smartphone mà cho là iPhone 6 đã ăn cắp thiết kế.

    Tuy nhiên theo một cuộc điều tra mới được The Wall Street Journal thực hiện, thì hãng điện thoại Shenzhen Baili này gần như không tồn tại. Ngay cả công ty mẹ của Shenzhen Baili là Digione cũng đã vắng mặt trên thị trường gần một năm.

    The Wall Street Journal cho biết công ty này đã sụp đổ, sau một loạt kết quả kinh doanh thất vọng, các sản phẩm lỗi, quản lý yếu kém và không thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.

    “Trang web chính thức của họ đã bị xóa. Chúng tôi đã tới 3 địa chỉ đăng ký văn phòng của công ty, nhưng tất cả cũng đều đã đóng cửa. Baili và công ty mẹ Digione là một phần của làn sóng bùng nổ, sau đó biến mất trên thị trường smartphone Trung Quốc”, The Wall Street Journal cho biết.

    Thế nhưng công ty mẹ Digione vẫn đang hoạt động trên sổ sách, theo luật sư Andy Yang cho biết thì công ty này vẫn đang hoạt động trên những chức năng tối thiểu nhất. Có nghĩa là nó vẫn còn tồn tại và vụ kiện iPhone 6 vi phạm bằng sáng chế thiết kế vẫn sẽ diễn ra.

     Chuyện chỉ có ở Trung Quốc, Apple bị một công ty gần như đã chết kiện vi phạm bằng sáng chế.

    Chuyện chỉ có ở Trung Quốc, Apple bị một công ty gần như đã chết kiện vi phạm bằng sáng chế.

    Lần đầu tiên mà hãng điện thoại Trung Quốc này kiện Apple vi phạm bằng sáng chế, là ngay sau khi iPhone 6 ra mắt năm 2014. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ thì một tòa án tại Bắc Kinh mới chấp nhận khiếu nại này.

    Trong khi vụ kiện vẫn tiếp diễn, khả năng tài chính của Baili và công ty mẹ Digione là rất có hạn. Thậm chí họ còn đang nợ những khoản tiền lớn hơn cả giá trị của chính mình.

    Một cựu nhân viên của Digione còn cho biết: “Vụ kiện này thực chất là một mưu đồ quảng bá thương hiệu, thay vì mục đích đòi lại sự công bằng”.

    Apple cho biết họ vẫn đang bán iPhone 6 và 6 Plus tại Bắc Kinh, bất chấp việc vụ kiện này đang diễn ra nhờ có một lệnh kháng cáo từ một tòa án quản lý bằng sáng chế ở thành phố này.

    Có vẻ như hãng điện thoại nhỏ bé Baili đang muốn trở thành châu chấu đã voi, khi không biết lượng sức mình mà lại đi kiện cả Apple, một ông lớn đã từng có rất nhiều kinh nghiệm trong những vụ kiện vi phạm bằng sáng chế.

    Tham khảo: macrumors

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ