Họ sẽ tuyển bạn kể cả khi chưa gặp mặt hay trao đổi qua điện thoại.
Khi nói tới vấn đề xin việc, hầu hết chúng ta nghĩ tới việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua email, sau đó ngồi chờ điện thoại từ nhà tuyển dụng, cuối cùng sẽ là phỏng vấn trực tiếp với các lãnh đạo cấp cao của công ty. Đó là một quy trình tuyển dụng thông thường ở các dự án công nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Nhưng tại Automattic, một startup có giá trị 1,16 tỷ USD, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Automattic có một nền tảng nhân viên đặc thù, từ quá trình tuyển dụng cho tới cách mà họ điều phối mọi người trong từng công việc, đảm bảo không nhiều người trong số các bạn từng nghe tới cách mà nhân sự của họ hoạt động.
Hiện nay, dự án này đang có khoảng 315 thành viên, nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới, và hầu hết nhân viên của Automattic đều làm việc ở nhà. Chỉ có duy nhất một văn phòng trụ sở được đặt tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Nhân viên của Automattic ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Các nhân viên làm việc từ xa được cung cấp tới 2500 USD để tân trang ngôi nhà của họ thành một văn phòng, với việc sắm một chiếc máy Mac hoặc các thiết bị làm việc đủ đáp ứng cho công việc tại gia. Công ty này cũng không có các cuộc họp hay sử dụng hệ thống email nội bộ, thay vào đó họ sử dụng các ứng dụng chat nhóm, như Skype hay Google Hangouts. Điều này giúp nhân viên của Automattic cảm thấy thật sự thoải mái.
Số tiền mà dự án này tiết kiệm được từ việc không phải thuê văn phòng sẽ được sử dụng như "chi phí du lịch" dành cho tất cả nhân viên. Họ dùng tiền để chi trả cho các nhân viên tới một nơi nào đó tuyệt đẹp vài lần mỗi năm, mọi người sẽ gặp gỡ và làm việc cùng nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Dave Martin, đứng đầu nhóm thiết kế và nhóm phát triển sản phẩm "Help Scout" cho biết: "Quá trình tuyển dụng của chúng tôi khác biệt với hầu hết các công ty hiện nay. Chúng tôi không lên lịch cho các cuộc gặp trực tiếp, tất nhiên cũng không yêu cầu các ứng viên bay tới tận nơi để phỏng vấn, và thậm chí rất hiếm khi gọi điện trước khi tuyển dụng ai đó".
Quy trình bất thường này được áp dụng từ ngay những khâu đầu tiên: Vị CEO này sẽ chỉ ngồi một chỗ và lặp đi lặp lại một công việc đầu óc đơn giản: Dành 1/4 hoặc 1/3 thời gian tuyển dụng trong ngày để sơ loại ra các ứng viên tiềm năng. Theo đó, khi chuyên viên tuyển dụng đảm nhận khâu tiếp theo, trên tay họ đã là những bộ hồ sơ được chính CEO Mullenweg tuyển chọn. Điều đó có nghĩa, ứng viên đó đã phần nào "lọt vào mắt xanh" của vị CEO cá tính này.
Mullenweg, CEO của Automattic.
Sau đó các cán bộ nhân sự phụ trách tuyển dụng sẽ mời các ứng viên vào Skype và để họ quyết định thời gian bắt đầu cuộc phấn, dù họ sống ở đâu, Automattic cũng không bao giờ bắt họ trả lời câu hỏi vào giữa đêm.
Ngươi quản lý sẽ hỏi các câu hỏi được chuẩn bị trước, thường khá đơn giản và thoải mái, như là gửi cho ban tuyển dụng một ảnh chụp màn hình công việc mà họ đang làm, hay suy nghĩ của ứng viên về một số vấn đề liên quan.
Nếu mọi thứ diễn ra suốn sẻ, những người được chọn sẽ tham gia vào dự án thử việc. Công ty này trả cho nhân viên thử việc của họ 25 USD/ giờ để mã hóa thông tin và không đặt ra thời hạn kết thúc chương trình này (nhưng thường chỉ kéo dài 1 tháng). Martin chia sẻ: "Họ có thể làm công việc nói trên với khung thời gian tự chọn, trong khi vẫn có thể tiếp tục công việc hiện tại của họ".
Trong suốt quá trình thử việc, người quản lý chỉ giao tiếp với nhân viên của họ thông qua 1 blog cá nhân, không hề có điện thoại hay email. Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, đích thân CEO Mullenweg sẽ thực hiện cuộc trò chuyện cuối cùng, thường là qua internet, và đưa ra các lời đề nghị của ông. Về cơ bản, toàn bộ quá trình tuyển dụng sẽ bắt đầu và kết thúc mà không có bất cứ một cuộc gặp mặt hay trao đổi qua điện thoại.
Dù vậy, như nhiều công ty lớn khác, tỷ lệ trúng tuyển của Automattic cũng khá thấp. Trong năm 2015, Martin nhận và xem 251 hồ sơ tuyển dụng, trong số đó chỉ có 63 người được tham gia phỏng vấn, 41 người được thử việc sau đó, cuối cùng chỉ còn lại 14 người có thể tham gia chính thức vào mô hình tuyệt vời của công ty.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4