"Này các bạn startup Việt Nam, đừng nên tự mình làm gì cả, hãy chỉ nên bổ sung vào các giải pháp có sẵn trên thị trường, đừng cố làm lại những gì người ta đã làm rồi", TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu đưa ra lời khuyên.
Ông Thuận Phạm, một người Mỹ gốc Việt hiện đang giữ chức vụ Tổng giám đốc công nghệ Uber toàn cầu, gia nhập Uber năm 2013, khi startup này mới chỉ có 40 kỹ thuật viên, vận hành khoảng 13.000 chuyến đi trên toàn thế giới. Sau 4 năm, đội ngũ kỹ thuật do ông đứng đầu đã lên tới hơn 2.000 người, vận hành 30 triệu chuyến đi mỗi ngày, đồng thời giải quyết vô số những thách thức đặt ra với Uber tại hơn 450 thành phố trên khắp thế giới.
Đừng cố làm lại những gì người ta đã làm rồi!
Nhìn lại hành trình hơn 4 năm gắn bó với Uber, ông chia sẻ: "Bản thân chúng tôi đã rất may mắn. Chìa khóa công nghệ giúp Uber thành công như ngày hôm nay đó là biết tận dụng, hưởng thụ các phong trào mã nguồn mở, có thể hiểu là các nguồn lực công nghệ thông tin có sẵn trên thế giới".
TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu giải thích, khi mới startup, nhân lực cũng như đội ngũ kỹ thuật chắc chắn sẽ rất hạn chế. Nếu chỉ chăm chăm đi viết lại, làm lại những mã nguồn, công nghệ có sẵn trên thế giới thành của mình, startup sẽ không còn thời gian để sáng tạo, đồng nghĩa khó lòng đi xa được.
Ông cho rằng, để phát triển nhanh, mạnh, startup công nghệ nói chung phải biết tận dụng mã nguồn mở. Sau đó, bổ sung vào nguồn lực đó những công nghệ là của mình, biến chúng thành giải pháp riêng. Như vậy, startup mới tiết kiệm được thời gian, nguồn lực.
"Chúng tôi ban đầu dùng mã nguồn mở rất nhiều. Hãy linh hoạt. Chuyện tự viết, tự làm và giữ bí mật những công nghệ cho riêng mình chỉ là quá khứ thôi. Thời những những năm 80s, 90s qua lâu rồi", ông Thuận Phạm kể lại.
"Này các bạn startup Việt Nam, đừng nên tự mình làm gì cả, hãy chỉ nên bổ sung vào các giải pháp có sẵn trên thị trường, đừng cố làm lại những gì người ta đã làm rồi", TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu đưa ra lời khuyên.
Startup chưa giải quyết được vấn đề cho khách hàng thì đừng nghĩ tới scale
TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu cho rằng, mặc dù "scale" là vấn đề mà mọi startup công nghệ đều quan tâm, nhưng trước khi nghĩ tới điều đó, bản thân người khởi nghiệp phải giải quyết được toàn bộ vấn đề trong khách hàng trước đã. Bởi chỉ khi khách hàng thực sự thích, dùng thử và hài lòng, startup mới thu về được tiền, mới có cơ hội scale.
Ông Thuận Phạm bộc bạch: "Thời gian đầu tham gia Uber, tôi hầu như không nghĩ gì tới scale. Tư duy của tôi là làm gì để tồn tại trong tuần tới. Xin nhắc lại là trong tuần tới thôi, không phải tháng tới".
"Mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh, nhanh tới mức bạn hầu như không có thời gian để nghĩ gì cả. Mọi vấn đề sẽ xảy đến cùng lúc, startup sẽ phải suy nghĩ chiến lược tiếp theo thế nào, bán hàng thế nào, cần kinh nghiệm gì, kĩ năng gì. Chìa khóa ở đây là bạn phải giải quyết từng bước một", TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu nhấn mạnh.
Thậm chí, trong khoảng thời gian đầu tham gia Uber, ông Thuận Phạm kể có những đêm phải thức dậy tới 3-4 lần, nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn đọng. Vì theo ông, mọi vấn đề trong thời gian startup đều rất cấp bách. Thách thức lớn nhất với người khởi nghiệp là đuổi kịp tốc độ này, lái nó theo đúng hướng.
Tốc độ tăng trưởng quá nhanh sẽ vừa là may mắn, vừa là rủi ro. Ông không phủ nhận, đội ngũ Uber từng nhiều lần phải đập đi xây lại những công nghệ đã có. Chỉ khi công nghệ đủ tốt rồi, startup mới có thể nghĩ tới những mục tiêu xa hơn, như 6 tháng, 1 năm, hay 2 năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI