Cụ ông 90 tuổi quyết định trả lại tảng đá đã... "chôm" từ quần thể Stonehenge từ 60 năm trước
Các nhà khảo cổ học tin rằng miếng đá bị thất lạc này có thể giúp truy ra nguồn gốc của những khối đá khổng lồ trong quần thể.
Một cụ ông vừa trả lại một lõi đá dài 1 mét mà ông đã "chôm" từ quần thể Stonehenge hơn 60 trước.
Ông Robert Phillips đã lấy một mẩu đá trong một đợt khảo cổ vào năm 1958, trong lúc ông đang cùng nhóm của mình gia cố một khối đá bị vỡ.
Phillips sau đó đã giữ mẩu đá đó trong suốt nhiều thập kỷ, ban đầu đặt nó trong một chiếc ống nhựa tại văn phòng ở Basingstoke, sau đó mang nó đến Mỹ, và cuối cùng là treo nó lên tường tại nhà ở Florida.
Ông quyết định trả lại mẩu đá thất lạc vào đêm sinh nhật thứ 90 của mình. Sự việc này diễn ra từ năm 2018, nhưng phải đến tuần vừa rồi người ta mới công bố nó.
Cụ ông Robert Phillips
Heather Sebire, người chịu trách nhiệm quản lý quần thể Stonehenge cho tổ chức English Heritage, cho biết tổ chức này rất cảm kích việc ông Phillips quyết định hoàn trả mẩu đá.
Các nhà khảo cổ tin rằng mẩu đá thất lạc này có thể giúp truy ra nguồn gốc của những tảng đá khổng lồ tại Stonehenge.
Sebire nói rằng: "Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ nhận được một cuộc gọi từ người nào đó ở Mỹ noi rằng họ giữ một mẩu đá của Stonehenge. Nghiên cứu về DNA của lõi đá Stonehenge có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về nguồn gốc của những tảng đá Sarsen khổng lồ kia"
Stonehenge, một trong những di tích tiền sử nổi tiếng nhất thế giới, được dựng nên qua nhiều giai đoạn. Phần đầu tiên của nó hình thành vào khoảng 5000 năm trước.
Những tảng đá xanh của Stonehenge - chính là những tảng đá nhỏ nằm rải rác quanh trung tâm - được mang đến miền nam nước Anh từ xứ Wales cách đó hơn 100 dặm. Nhưng những tảng đá Sarsen thì bí ẩn hơn, chúng có kích cỡ to hơn đá xanh và tạo nên phần cấu trúc bên ngoài của Stonehenge.
Lõi đá nguyên sơ mà ông Phillips hoàn trả có thể mang lại cho các nhà khảo cổ nhiều thông tin hơn về thành phần hóa học của đá Sarsen, từ đó dẫn đến những manh mối mới về nguồn gốc của nó.
Giáo sư David Nash của Đại học Brighton, người dẫn đầu nghiên cứu về lõi đá, cho biết: "Người ta cho rằng chúng đều đến từ khu vực Marlborough Downs gần đó, nhưng những kết quả ban đầu từ phân tích của chúng tôi cho thấy đá Sarsen có thể đến từ nhiều địa điểm khác nhau".
Lõi đá dài 1 mét lấy từ Stonehenge vào năm 1958
Tổ chức English Heritage cũng đang tìm kiếm 2 lõi đá khác từng bị lấy khỏi quần thể. Con trai của ông Phillips, anh Robin, từng đến Stonehenge để hoàn trả mẩu đá mà cha mình lấy đi, cho biết anh hi vọng những mẩu đá thất lạc khác sẽ sớm được tìm thấy.
"Sẽ rất tuyệt khi biết được hai lõi đá kia đi đâu, hoặc có thật là có các mẩu thất lạc khác hay không" - anh nói.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín