Cũng như YouTube ngày trước, Facebook đang phải hứng chịu cơn giận dữ vì "độc quyền cộng sinh"

    Liam,  

    Facebook đang phải hứng chịu cơn giận dữ kinh hoàng từ các nhãn hàng, các nhà quảng cáo. Vấn đề riêng tư mới chỉ là bề nổi, đằng sau có thể là một ngọn lửa căm hờn đã bị chính mạng xã hội độc quyền này nuôi dưỡng bấy lâu nay.

    Nếu bạn thực sự hiểu cách sinh tồn của Facebook, có lẽ bạn sẽ không thấy bất ngờ về scandal hiện tại. Ngay từ đầu dịch vụ của Facebook đã là thu thập thông tin cá nhân của người dùng, scandal ngày hôm nay có lẽ chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

    Ấy thế nhưng các đối tượng khách hàng tiềm năng đã rất nhanh chóng từ bỏ Facebook. Ngày hôm qua, tạp chí PlayBoy thậm chí còn sẵn sàng bỏ luôn tài khoản 25 triệu like khỏi mạng xã hội số 1 hành tinh. 25 triệu Like là con số không hề nhỏ với bất cứ một thương hiệu nào, ấy vậy mà PlayBoy vẫn tỏ ra vô cùng trách nhiệm:

     Có hơn 25 triệu fan tương tác với Playboy qua nhiều trang Facebook, và chúng tôi không muốn chịu trách nhiệm làm lộ thông tin của họ theo cách mà báo giới đang nói tới.

    "Có hơn 25 triệu fan tương tác với Playboy qua nhiều trang Facebook, và chúng tôi không muốn chịu trách nhiệm làm lộ thông tin của họ theo cách mà báo giới đang nói tới".

    Thực chất, nếu PlayBoy không xóa Facebook thì chắc chắn cũng chẳng có độc giả nào phàn nàn: tờ tạp chí phong cách sống "người lớn" này không phải là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến khi nhắc đến Facebook hay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái.

    Ấy vậy nhưng PlayBoy sẽ không phải là thương hiệu duy nhất "nghỉ chơi" với Facebook. Commerzbank và Mozilla đều đã tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook trong khi Elon Musk đã xóa luôn cả trang SpaceX và Tesla.

    Đáng sợ nhất, nhiều người dùng đã tham gia xu thế #deleteFacebook. Trong bất kỳ trào lưu viral nào, chắc chắn cũng sẽ có bàn tay của giới truyền thông: rất nhiều các trang báo hoặc đã lên tiếng chỉ trích, hoặc đã hướng dẫn người dùng cách xóa Facebook dễ nhất có thể.

    "Độc quyền cộng sinh"

    Mối quan hệ của Facebook và các nhà quảng cáo thực chất là cộng sinh...
    Mối quan hệ của Facebook và các nhà quảng cáo thực chất là "cộng sinh"...

    Phản ứng của các nhãn hiệu, các nhà quảng cáo và các tổ chức truyền thông có lẽ không chỉ bắt nguồn từ bản chất sai trái của hành vi bán dữ liệu cho Cambridge Analytica. Mới chỉ cách đây vài tháng, YouTube cũng đã gặp phải phản ứng tiêu cực tương tự khi gần như cả thế giới lên tiếng chỉ trích vấn đề nội dung độc hại trên trang này. Thực chất, cách thức hoạt động của YouTube là gợi ý nội dung và ghép quảng cáo dựa trên từ khóa. Không sớm thì muộn vấn đề lẫn lộn nội dung cũng sẽ diễn ra.

    Facebook và YouTube có một điểm chung quan trọng: 2 dịch vụ này nắm giữ quyền thống trị cực kỳ khủng khiếp. Trong thế giới số, nhắc đến "bạn bè" là nhắc đến Facebook, nhắc đến "video" là nhắc đến YouTube trước tiên. Facebook có 2,2 tỷ người dùng thường xuyên, YouTube phát đi 5 tỷ lượt video mỗi ngày.

    Tận dụng quyền hành khủng khiếp đó, Facebook và YouTube (Google) đã luôn có những động thái "bóp chẹt" đối tác quảng cáo của mình. Giá quảng cáo Facebook và YouTube càng ngày càng tăng. Thậm chí, đôi khi Facebook và YouTube còn "thử nghiệm" hoặc áp dụng các chương trình rất có hại cho các nhãn hiệu "cộng sinh" với mình. Ví dụ, vài tháng trước Facebook từng thử nghiệm tách hẳn các Page không quảng cáo ra Feed riêng, còn YouTube thì liên tục tăng tiêu chuẩn được nhận tiền tạo nội dung.

    ... ấy vậy mà Facebook (hay Google) lại luôn có những động thái bóp chẹt các nhà quảng cáo, người tạo nội dung hay các hãng bản quyền nhạc/phim.
    ... ấy vậy mà Facebook (hay Google) lại luôn có những động thái bóp chẹt các nhà quảng cáo, người tạo nội dung hay các hãng bản quyền nhạc/phim.

    Bởi thế, bạn có thể tin rằng, rất nhiều người bị buộc phải sử dụng Facebook hay YouTube thực tế không hề muốn phải sử dụng Facebook hay YouTube nữa. Các nền tảng thống trị đến mức độc quyền này luôn tìm cách bóp chẹt các đối tượng "cộng sinh" với họ, ép các nhà quảng cáo vào cảnh mất tiền mà vẫn khó chịu.

    Ngọn lửa chính đáng

    Những scandal như Cambridge Analytica hay video độc hại đơn giản chỉ là "mồi châm" cho ngọn lửa bùng lên. Một khi rất nhiều người dùng đã lên tiếng chỉ trích Facebook, các nhãn hàng hoàn toàn có lý do để làm điều tương tự. Họ có lý do chính đáng để ngưng bơm tiền cho công ty đã luôn bóp chẹt họ, và khi làm như vậy, họ nhận được sự ủng hộ từ khách hàng thực sự của mình - những người sẽ mua tạp chí, mua xe, đi gửi tiền ngân hàng.

     Một công đôi việc: vừa giải quyết ân oán với Mark Zuckerberg, vừa đưa Tesla và SpaceX tràn ngập mặt báo và Twitter.

    Một công đôi việc: vừa giải quyết "ân oán" với Mark Zuckerberg, vừa đưa Tesla và SpaceX tràn ngập mặt báo và Twitter.

    Chưa kể, các quyết định xóa Facebook sẽ luôn tạo ra cơn sốt truyền thông nhất định: mấy ngày qua, rất nhiều người đã nhắc đến Tesla và PlayBoy khi nói về vấn đề Facebook. Riêng trong trường hợp của Elon Musk, vị "Iron Man" đời thực còn được dịp "đá đểu" đối thủ Mark Zuckerberg trên Twitter: "Facebook là cái quái gì?"

    Lời bới móc đó sẽ không phải là điều đầu tiên Mark Zuckerberg cần nghĩ đến vào lúc này. Ngày 10/4 tới, vị CEO của Facebook sẽ phải điều trần trước Nghị viện Mỹ. Hậu quả để lại về mặt pháp lý chưa được làm rõ, nhưng hậu quả kinh tế đã rất nặng nề: chỉ trong vòng vài ngày, trị giá Facebook đã bốc hơi 80 tỷ USD. Nếu cơn giận dữ của các nhà quảng cáo tiếp tục bị châm ngòi sau phiên điều trần, con số đó sẽ còn tiếp tục gia tăng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ