Cùng với một cấu hình phần cứng, hiệu năng khi chơi một tựa game bom tấn trên Linux nhanh hơn Windows 11 tới 31%

    Anh Việt, Phụ Nữ Số 

    Khi thử nghiệm bản cập nhật 2.0 mới nhất của tựa game nhập vai bom tấn Cyberpunk 2077 trên hệ điều hành Linux, YouTuber Maximum Fury đã vô cùng ngạc nhiên khi hiệu năng chơi game trên hệ điều hành này vượt trội hoàn toàn so với Windows 11.

    Theo đó, Maximum Fury đã thử nghiệm Cyberpunk 2077 trên một biến thể sửa đổi của Fedora Linux, có tên là Nobara. Kết quả thu được cho thấy, mức FPS khi chơi game trên hệ điều hành nguồn mở này nhanh hơn tới 31% so với Windows 11 với cùng cấu hình phần cứng.

    Được biết, YouTuber này đã sử dụng một chiếc PC trang bị CPU AMD Ryzen 5 5600 để thử nghiệm. Các linh kiện phần cứng khác bao gồm bo mạch chủ B550, bộ nhớ DDR4 16 GB và card đồ họa Radeon RX 5700 XT.

    Bản thân CPU, bộ nhớ và GPU đã được ép xung để đạt được hiệu suất tối đa từ hệ thống. Bằng cách sử dụng công cụ benchmark được tích hợp sẵn trong game, cấu hình này khi chạy trên Nobara OS đạt mức khung hình trung bình khoảng 63,72 FPS trên thiết lập Cực Cao, độ phân giải 1080p. Với cài đặt tương tự trong Windows 11, hệ thống đạt 48,55 FPS, hiệu suất giảm 24% so với HĐH dựa trên Linux.

    Cùng với cấu hình phần cứng, vì sao hiệu năng khi chơi một tựa game bom tấn trên Linux nhanh hơn Windows 11 tới 31%? - Ảnh 1.

    Mức khung hình đạt được của Cyberpunk 2077 trên phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Linux đạt 63.72 FPS, trong khi FPS trên Windows 11 đạt 48.55, trên cùng một cấu hình phần cứng và thiết lập đồ họa.

    Sự chênh lệch về hiệu suất của Windows 11 so với Linux khá sốc. Thực tế cho thấy, hiệu năng chơi game trên hệ điều hành dựa trên Linux thường nhanh hơn một chút so với các hệ điều hành của. Tuy nhiên, mức chênh lệch lên tới 31% trong một tựa game bom tấn là điều rất hiếm thấy.

    Theo Tomshardware, vẫn chưa rõ điều gì đã gây ra mức chênh lệch hiệu năng lớn tới vậy. Đó có thể là do các phiên bản của hệ điều hành Linux thường ít bloatware và tối ưu hơn Windows 11. Tương tự, quá trình dịch thuật API từ DirectX 12 (trên Windows 11) sang Vulkan mang tới sự cải thiện về mặt hiệu năng cho các GPU thuộc kiến trúc RDNA 1 của AMD. Chưa kể đến, việc ép xung và giảm điện áp (undervolt) được áp dụng cho GPU cũng có thể gây ra một số khác biệt.

    Dù thế nào đi nữa, nếu sự chênh lệch này cũng xuất hiện trên các cấu hình phần ứng khác, thì game thủ Linux sử dụng CPU và GPU AMD có thể thấy lợi thế về hiệu suất rõ rệt so với game thủ Windows khi chơi Cyberpunk 2077 2.0, ít nhất là trên các cấu hình phần cứng tầm trung.

    Hệ điều hành mà Youtuber Maximum Fury đang sử dụng là phiên bản sửa đổi của Fedora, được gọi là Dự án Nobara. Phiên bản này được thiết kế để trở thành một giải pháp thay thế thân thiện với người dùng hơn cho các bản cài đặt Fedora gốc, đồng thời đi kèm với nhiều ứng dụng và hỗ trợ trình điều khiển mà các phiên bản vanilla thiếu.

    Một số tiện ích bổ sung này bao gồm các bản vá kernel có các bản vá Zen "được chắt lọc" để có hiệu suất tối ưu với CPU AMD Ryzen, hỗ trợ trình điều khiển cho GPU Nvidia, AMD và Intel.

    Hệ điều hành Linux được sửa đổi cũng đi kèm với các phần mềm, ứng dụng như Steam, Wine, Proton và OBS, giúp các game thủ và người phát trực tiếp dễ dàng thiết lập và vận hành.

    Tham khảo Tomshardware

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ