Cuộc chiến giá trị mới trong ngành viễn thông

    Quang Vũ, Trí thức trẻ 

    Sau cuộc chiến về giá, các nhà mạng đang dần tìm cách cân bằng chiến lược, phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng để mang đến những giá trị mới cho khách hàng.

    Ngành viễn thông Việt Nam nổi tiếng với độ cạnh tranh gay gắt khi 90% thị phần thuộc về ba ông lớn. Tuy nhiên, thị trường đang tiến về trạng thái bão hòa với mức tăng trưởng chỉ 1,6% trong năm 2022. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm trong dịch vụ viễn thông truyền thống và mức tăng trưởng của dịch vụ data không đủ bù đắp cho sự thiếu hụt. Từ trạng thái chạy đua về giá, các nhà mạng đang dần tìm cách cân bằng chiến lược, phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng để mang đến những giá trị mới cho khách hàng.

    Xu hướng phát triển của ngành viễn thông thế giới

    Theo báo cáo ngành viễn thông 2023 của Deloitte, cuộc chơi tiếp theo của ngành sẽ dịch chuyển từ những gói cước giá rẻ sang tập trung vào những gói nhiều giá trị, tiện ích gia tăng nhưng đồng thời đủ hấp dẫn để chiều lòng khách hàng. Đây không hoàn toàn là một hướng đi mới khi tại Mỹ và Canada, các nhà mạng viễn thông thường ký hợp đồng với các thương hiệu di động, cung cấp các gói cước phát hành cùng các mẫu điện thoại mới. Trong tương lai, các nhà mạng viễn thông sẽ tiếp tục đa dạng hóa những gói tiện ích xoay quanh các nội dung giải trí, game, lưu trữ đám mây... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhóm khách hàng khác nhau.

    Cuộc chiến giá trị mới trong ngành viễn thông - Ảnh 1.

    Internet di động, đặc biệt là 5G được dự báo là tương lai của ngành viễn thông toàn cầu.

    Bên cạnh đó, nhu cầu về internet di động vẫn tiếp tục tăng trưởng. Omdia dự báo lưu lượng data di động sẽ tăng gần ba lần trong giai đoạn 2022 - 2027 từ 7,69 GB lên 19,91 GB. Riêng tại Việt Nam, con số này là 4,5 lần, dự kiến tăng từ 4 GB năm 2022 lên 18 GB vào năm 2027 và được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực.

    Cuối cùng, thói quen sử dụng điện thoại thay đổi trong thời đại số cũng là điều các doanh nghiệp viễn thông cần lưu tâm. Top 5 ứng dụng phổ biến trên điện thoại hiện nay là Facebook, Zalo, TikTok, Messenger, Youtube, dần thay thế cho các hoạt động nhắn tin hoặc đàm thoại truyền thống.

    Cuộc chiến giá trị mới trong ngành viễn thông - Ảnh 2.

    Trong một khảo sát của Google, 96% trong số 14.000 đáp viên tham gia cho biết họ sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin. Hành vi mua sắm cũng có sự chuyển đổi rõ rệt khi giờ đây, người dùng có thể sử dụng điện thoại làm công cụ tìm kiếm và tham khảo đánh giá sản phẩm, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. 70% số người được khảo sát đã chuyển địa chỉ mua sắm từ cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến.

    Nhà mạng trẻ Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới

    Có thể thấy, tương lai của ngành viễn thông phần lớn dựa trên nền tảng internet di động. Kết hợp cùng cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện và sự phát triển của mạng 5G, doanh nghiệp viễn thông Việt cũng học tập kinh nghiệm từ thế giới để mang đến những giá trị mới cho người dùng thay vì cạnh tranh gay gắt về giá như trước đây.

    VNSKY - nhà mạng mới tại Việt Nam vừa được hệ sinh thái VNPAY ra mắt - cũng đã chọn dữ liệu di động làm bước đi chiến lược trong cuộc chơi viễn thông. Đối tượng khách hàng mục tiêu của VNSKY là những người trẻ thuộc thế hệ Gen Z, Gen Alpha với nhu cầu giải trí online mọi lúc mọi nơi; những người có nhu cầu tiêu thụ data cao như tài xế công nghệ, nhà sáng tạo nội dung trên TikTok hoặc Youtube.

    Thấu hiểu đây vẫn là nhóm khách hàng nhạy cảm về giá, VNSKY dành tặng ưu đãi hấp dẫn nhân dịp ra mắt với gói cước chỉ 89.000 đồng cho 60 ngày sử dụng, gấp đôi thời gian so với các gói cước phổ thông hiện có trên thị trường. Người dùng được tận hưởng internet tốc độ cao với 3 GB data mỗi ngày, truy cập không giới hạn TikTok và Youtube - hai ứng dụng giải trí tiêu thụ dung lượng hàng đầu hiện nay.

    Cuộc chiến giá trị mới trong ngành viễn thông - Ảnh 3.

    VNSKY chọn thế mạnh về data để mở ra những trải nghiệm online bất tận.

    Là thành viên mới nhất của một hệ sinh thái đã góp phần thay đổi thói quen thanh toán tại Việt Nam, VNSKY hiểu rõ tầm quan trọng của một trải nghiệm khách hàng mượt mà. Người dùng không phải băn khoăn về vấn đề sóng chập chờn thường gặp ở các nhà mạng mới. Thay vào đó, VNSKY chọn bắt tay với các đối tác lớn với hàng nghìn trạm thu phát sóng toàn quốc nhằm đảm bảo chất lượng sóng khỏe ngay từ khi ra mắt.

    Bên cạnh SIM vật lý truyền thống, VNSKY cũng phát hành eSIM. Người dùng có thể thuận tiện sử dụng nhiều SIM trên cùng một thiết bị di động mà không cần phải tháo lắp phức tạp. Mọi thao tác mua hàng, thanh toán, lựa chọn số điện thoại, kích hoạt SIM đều có thể được thực hiện online 100% chỉ với vài thao tác đơn giản.

    Định vị bản thân là SIM thứ hai, VNSKY mong muốn mở rộng hành trình trải nghiệm, gia tăng tiện ích của khách hàng trên vũ trụ số, hướng đến mục tiêu giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Lựa chọn hướng đi đa dạng các dịch vụ ngoài viễn thông, VNSKY đang được đón nhận tích cực với giá cước ưu đãi cùng hệ sinh thái tiện ích toàn diện.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày