Cuộc chiến smartphone màn hình gập giờ đã nằm gọn trong tay Samsung
Mới năm ngoái thôi, các đối thủ Trung Quốc còn "dám" thách thức ông lớn đã liên tục đi đầu trong công cuộc sáng tạo màn hình smartphone. Đến năm nay, kết quả thảm hại dành cho Huawei và Motorola đã rõ ràng.
Ngày 20/2/19, Samsung tổ chức sự kiện riêng để ra mắt Galaxy Fold bên cạnh các mẫu đầu bảng Galaxy S10. Đến ngày 24/2, Huawei vén màn chiếc Mate X trong khuôn khổ sự kiện MWC 2019. Như vậy, chỉ trong vòng không đầy 1 tuần lễ, cuộc chiến foldable đã chính thức bắt đầu.
Do khoảng cách về thời gian ra mắt giữa 2 sản phẩm chỉ là rất ngắn, cả Samsung lẫn Huawei đều có quyền tự coi mình là những kẻ tiên phong cho công nghệ màn hình gập trên smartphone. Bên lề sản phẩm, một loạt scandal nổ ra, ám chỉ rằng công nghệ của Samsung đã bị đánh cắp và bán ra ngoài. Mỗi hãng cũng tự chọn cho mình một hướng đi khác nhau khi Galaxy Fold gập màn hình vào trong (giống cuốn sổ) còn Mate X lại gập màn hình ở phía ngoài.
Số phận những kẻ đi đầu
Cần chỉ ra rằng, không có một chiếc foldable nào ra mắt êm ả cả - bao gồm Galaxy Fold.
Đến tháng 4, những chiếc Galaxy Fold đầu tiên đến tay báo giới và… đồng loạt gặp lỗi. Samsung buộc phải thu hồi máy, hủy bỏ các đơn đặt hàng và tiến hành sửa đổi thiết kế. Phải đến tháng 7, Samsung mới công bố thiết kế mới, tích hợp lớp bảo vệ vào thân máy thay vì để phía ngoài như trước đây. Tháng 9/2019, Galaxy Fold lên kệ.
Nhưng Mate X còn chậm hơn. Liên tục bị trì hoãn, các chuyên gia trong ngành công nghệ còn dự đoán rằng chiếc smartphone này sẽ bị khai tử trước khi đến tay người tiêu dùng. May mắn là đến tháng 10/2019 chiếc Mate X đầu tiên mới lên kệ tại Trung Quốc. Không may mắn là, đúng như dự đoán ban đầu, Mate X cũng gặp lỗi ngay sau khi mở bán.
Cũng trong thời điểm cuối năm, cuộc đua foldable mở rộng khi một tên tuổi lớn là Motorola (nay thuộc Lenovo) tuyên bố sẽ hồi sinh thương hiệu Razr lừng danh một thời dưới hình dáng smartphone gập. Thay vì sử dụng màn hình gập để "biến hình" từ smartphone thành tablet như 2 đối thủ đi trước, chiếc Razr mới tích hợp một màn hình dài ở trong thân máy.
Nhưng mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn với smartphone gập Trung Quốc.
Số phận của Razr? Ngay sau khi đến tay báo giới, "huyền thoại hồi sinh" này đã nhanh chóng nhận được những lời chỉ trích trên mọi khía cạnh, từ giá bán, hiệu năng (chỉ sử dụng chip tầm trung), camera cho đến cả bản lề gập. Motorola thậm chí đã phải lên tiếng bênh vực độ bền, nhưng mọi thứ trở nên vô nghĩa khi Razr đến tay người dùng: chiếc smartphone màn hình gập giá 1400 USD này thực sự có lỗi.
Cuộc chiến giờ nằm gọn trong tay Samsung
Khi Motorola Razr lên kệ cũng là lúc Samsung công bố chiếc smartphone gập tiếp theo. Với giá khởi điểm 940 USD - mức thấp nhất trong tất cả smartphone gập có mặt trên thị trường, Galaxy Z Flip đè bẹp Razr cả về sức mạnh xử lý lẫn độ bền: số lần gập của chiếc Galaxy mới được tính toán vào khoảng 200.000 lần, cao hơn bất kỳ một chiếc foldable nào khác.
Từng là đối thủ bám đuổi Samsung, Huawei gặp lỗ nặng dù bán smartphone với giá 2700 USD.
Cũng trong khoảng thời gian này, Huawei ra mắt bản cải tiến của Mate X với tên gọi Mate XS. Nhà sản xuất Trung Quốc hồ hởi công bố "cháy hàng" khi mở bán, nhưng lại không nói rõ đã bán được bao nhiêu chiếc. Ít lâu sau, Huawei ngậm ngùi khẳng định, Mate XS đã tạo ra khoản lỗ lên tới 60 triệu USD.
Một thiết bị có giá thành lên tới 2300 Euro, tức gấp rưỡi giá bán của Galaxy Fold, lẽ ra đã phải mang lại lãi "khủng" cho Huawei. Mức lỗ khổng lồ ám chỉ một sự thật không mấy dễ chịu: có lẽ, chẳng có ai mua chiếc foldable mới nhất từ Trung Quốc cả. Huawei có thể đã mất trắng khoảng tiền nghiên cứu & phát triển cho Mate XS.
Galaxy Fold thì sao? Theo thông tin từ Samsung, doanh số dự tính của chiếc smartphone gập tiên phong này tính đến hết năm 2019 (tức sau 3 tháng) là vào khoảng 500.000 chiếc. Với mức doanh số này, khoản tiền Galaxy Fold mang lại cho Samsung là khoảng 1 tỷ USD. Ở mức này, gần như chắc chắn Galaxy Fold là một sản phẩm có lãi chứ không gây thua lỗ như Mate XS.
Quan trọng hơn cả là cái nhìn của người hâm mộ. Hãy hỏi bất cứ một ai đó xem, nếu có tiền mua và nếu buộc phải mua foldable, họ sẽ chọn tên tuổi nào? Họ sẽ chọn một chiếc smartphone gập đắt đỏ đến từ Trung Quốc với độ bền không rõ ràng, cấu hình thấp và mức giá đắt đỏ, hay họ sẽ chọn những chiếc Galaxy có giá phải chăng và độ bền đã được chứng minh qua doanh số? Rõ ràng, cuộc chiến foldable giờ đã ngã ngũ, phần thắng đã nằm gọn trong tay Samsung.
Kẻ làm chủ công nghệ gập thời thượng chỉ có thể là kẻ đã liên tục cải tiến công nghệ màn hình trong quá khứ.
Đó cũng là một kết quả dễ đoán trước. Một bên là gã khổng lồ đã liên tục nghiên cứu và đẩy mạnh các công nghệ màn hình trên smartphone, từ màn hình lớn (Galaxy Note) đến màn hình vát (Galaxy Note Edge) và màn hình cong (Galaxy Fold). Một bên là các thương hiệu Trung Quốc, nơi chẳng có sáng tạo nào là của riêng, thậm chí còn chưa thoát khỏi những lùm xùm về sở hữu trí tuệ.
Đến cuối năm nay, Galaxy Fold 2 sẽ ra mắt. Con đường foldable giờ chỉ là của riêng người Hàn Quốc mà thôi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4