Cuộc đời những người không biết quên là gì: Đặc ân hay sự nguyền rủa?

    Quân Nguyễn,  

    Một số ít người có thể nhớ lại gần như mọi ngày trong cuộc đời của họ một cách cực kì chi tiết – và sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà thần kinh học cuối cùng đã có thể hiểu được vì sao họ làm được như vậy.

    Với hầu hết mọi người, kí ức cũng giống như quyển sổ lưu niệm vậy, một mớ hỗn tạp của những bức hình mờ nhạt của cuộc đời chúng ta. Cho dù ta có sống bám vào quá khứ như thế nào, thì ngay cả những khoảnh khắc xúc động nhất cũng có thể mờ dần theo thời gian.

    Nhưng hãy thử hỏi Nima Veiseh anh ta đã làm gì vào bất cứ ngày nào trong 15 năm trước, anh ta sẽ cho bạn biết những chi tiết nhỏ nhất của thời tiết, anh ta mặc gì, hay thậm chí là việc anh ta ngồi ở phía nào của tàu điện tới cơ quan.

    “Kí ức của tôi giống như một thư viện băng VHS vậy, đi hết mỗi ngày của cuộc đời mình từ khi thức dậy cho tới lúc ngủ,” anh giải thích.

    Veiseh còn có thể chỉ ra chính xác ngày những cuộn băng đó bắt đầu ghi hình: 15/12/2000, khi anh gặp bạn gái đầu đời tại bữa tiệc sinh nhật 16 tuổi của bạn thân. Anh vốn vẫn có một trí nhớ rất tốt, nhưng những hồi hộp của tình yêu non trẻ dường như đã vào số động cơ trong tâm trí anh: kể từ đó, anh bắt đầu có thể ghi lại cuộc đời mình một cách chi tiết. “Tôi có thể kể cho bạn mọi thứ về mỗi ngày bắt đầu từ lúc đó.”

    Những người như Veiseh luôn có sự thu hút rất lớn tới những nhà thần kinh học mà luôn mong muốn hiểu rõ về cách não bộ ghi chép lại cuộc sống của chúng ta. Những giải thích vội vàng – chẳng hạn nó có thể liên quan tới bệnh tự kỉ - đã được chứng minh là vô căn cứ, nhưng một vài nghiên cứu cuối cùng đã mở một cánh cửa để nhìn vào những bộ óc phi thường này. Và nghiên cứu này còn có thể gợi ý chúng ta những cách để sống lại quá khứ rõ ràng hơn.

      Jill Price dùng nhật kí như một cách để cho những kí ức nghỉ ngơi.

     Jill Price dùng nhật kí như một cách để cho những kí ức nghỉ ngơi.

    Hội chứng trí nhớ siêu phàm (hay HSAM), được phát hiện lần đầu vào đầu những năm 2000, trên một người phụ nữ trẻ tên Jill Price. Một ngày, cô gửi email tới nhà thần kinh học và nghiên cứu trí nhớ Jim McGaugh, cô nói rằng mình có thể nhớ lại mọi ngày trong đời mình từ khi cô 12 tuổi. Liệu ông ta có thể giải thích được trải nghiệm này?

    Quá tò mò, McGaugh đã mời cô tới phòng thí nghiệm của mình, và bắt đầu kiểm tra cô: ông đưa cô một ngày nhất định và hỏi cô về các sự kiện trên thế giới trong ngày đó. Đúng như những gì được nói, cô đã chính xác gần như mọi lần thử.

    May mắn là, Price cũng viết nhật kí trong suốt thời gian đó, cho phép các nhà nghiên cứu xác minh lại những hồi ức về những sự kiện cá nhân; lần nữa, cô ta vẫn trả lời đúng gần hết. Sau một vài năm của những nghiên cứu nhỏ lẻ, họ đã quyết định đi xa hơn với cô ta, kiểm tra bột phát: “Nói chính xác ngày của tất cả những lần cô tới phòng thí nghiệm của chúng tôi.” Ngay lập tức, cô đã đưa ra một danh sách về những cuộc hẹn của họ. “Chẳng ai trong chúng tôi nhớ được chuyện này,” McGaugh và đồng nghiệp nói, nhưng khi so sánh lời kể của cô ta với ghi chép của họ, họ thấy rằng cô đã chính xác hoàn toàn.

    Chẳng mất bao lâu để báo chí và các nhà làm phim tài liệu tận dụng “trí nhớ hoàn hảo” của cô, và nhờ sự quan tâm sau này của truyền thông, hàng chục đối tượng (gồm cả Veiseh) đã tới và liên hệ với nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Irvine. Trong một chuyến thăm của mình, trí nhớ của Veiseh đã thể hiện quá hoàn hảo khi mà anh thậm chí còn sửa lại bài test của các nhà khoa học về ngày chính xác khi mà Michael Phelps đạt được huy chương vàng thứ 8 của anh ta tại Olympic 2008.

    Thú vị ở chỗ, trí nhớ của họ xoay quanh bản thân rất nhiều: cho dù họ có thể nhớ những sự kiện kiểu “tự truyện” theo một cách cực kì chi tiết, nhưng dường như với những thông tin khách quan, như những chuỗi số hay ký tự ngẫu nhiên, thì họ chẳng hơn người thường là mấy. Họ cũng không cần thiết phải giỏi hơn ở những thứ, ví dụ, “đôi khi tôi chẳng thể nhớ nổi điều gì vừa xảy ra 5 phút trước, nhưng tôi lại có thể nhớ một chi tiết từ 22/1/2008,” “Bill” giải thích, người đề nghị không sử dụng tên đầy đủ để tránh sự thu hút không đáng có. Tuy ký ức của họ cực kỳ khổng lồ, họ cũng dễ vấp phải những nhầm lẫn mà ta hay gặp: năm 2013, Lawrence Patihis (của Đại học Nam Mississippi) và các đồng nghiệp đã tìm ra rằng những người mắc HSAM vẫn hay gặp phải những “kí ức lỗi”. Ví dụ, họ có ký ức về những sự kiện trên thế giới mà chẳng bao giờ xảy ra.

    Rõ ràng, không có thứ gì tên là trí nhớ “hoàn hảo” – bộ óc phi thường của họ vẫn đang sử dụng những thứ không hoàn hảo mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ làm như thế nào?

     Những người mắc HSAM có chuyên môn là chính cuộc đời của họ.


    Những người mắc HSAM có chuyên môn là chính cuộc đời của họ.

    Một vài minh chứng có được từ quan sách cách trí nhớ của họ phát triển qua thời gian. Craig Stark của Đại học California, Irvine gần đây đã hỏi những đối tượng HSAM về một tuần, một tháng và một năm sau những sự kiện trong đời họ để xem kí ức về những sự kiện đó thay đổi thế nào qua thời gian. Ông nghĩ rằng, lấy ví dụ, các đối tượng HSAM xuất phát từ những điểm đầy đủ hơn, mã hóa nhiều chi tiết hơn càng sớm càng tốt khi một sự kiện bắt đầu xảy ra. Trong thực tế, những sự khác biệt chỉ xuất hiện bắt đầu từ khoảng nhiều tháng sau: với những đối tượng khác, mọi thứ trở nên mờ nhạt và mơ hồ, trong khi những sự kiện của các đối tượng HSAM vẫn như vừa mới xảy ra. “Có lẽ nó đến từ cách họ lưu giữ thông tin mà chúng ta đang không làm theo,” Stark nói.

    Thất vọng thay, quét não chẳng thể đưa ra bất cứ khác biệt lớn về giải phẫu nào mà có thể giải thích điều này. “Họ chẳng hề có thêm thùy não hay bán cầu “thứ ba” nào cả,” Stark nói. Thực sự, họ có thể nhìn thấy vài đặc điểm nổi bật, như dây thần kinh bổ sung giữa các thùy trán (tham gia vào những suy nghĩ phân tích) và hồi hải mã hướng về hai bên hộp sọ, khu vực được cho là nơi “in ấn” kí ức của chúng ta. Nhưng điều này hoàn toàn có thể là kết quả của khả năng của họ, chứng không phải nguyên nhân: sau cùng, học tập bất kì kỹ năng nào, như âm nhạc, thể thao, hay ngôn ngữ, đều có thể khiến cho bộ não xây dựng lên một hệ thống thần kinh hiệu quả hơn. “Vấn đề này giống như gà hay trứng có trước vậy,” Stark nói.

    Thay vào đó, mấu chốt có lẽ nằm ở những lối mòn và thói quen suy nghĩ thông thường hơn. Patihis gần đây đã ghi chép trên khoảng 20 người mắc HSAM và tìm ra rằng họ có chỉ số dễ tưởng tượng (fantasy proneness) và hấp thụ cao. Fantasy proneness có thể coi là xu hướng về việc tưởng tượng và mộng mơ, trong khi hấp thụ là xu hướng cho phép tâm trí ta đắm chìm vào một hoạt động nào đó – để có thể tập trung toàn bộ cảm xúc và trải nghiệm. “Tôi rất nhạy cảm với những âm thanh, mùi và hình ảnh,” Nicole Donohue giải thích, người đã tham gia vào rất nhiều các nghiên cứu này. “Tôi hoàn toàn cảm nhận mọi thứ mạnh mẽ hơn nhiều so với người bình thường.”

    Nguyên do chưa nắm rõ

    Sự hấp thụ giúp họ gây dựng nên một nền tảng vững chắc cho một hồi tưởng, Patihis nói, và việc dễ tưởng tượng khiến họ có thể nhớ lại những ký ức hàng tuần tới hàng tháng sau đó. Mỗi lần những dấu vết đầu tiên được “diễn lại”, nó trở nên mạnh mẽ hơn trong ký ức.

    Bình thường, bạn sẽ thực hiện quá trình đó sau những sự kiện lớn – nhưng với những đối tượng HSAM, họ làm việc đó hằng ngày trong suốt cuộc đời mình.

    Không phải ai có xu hưởng tưởng tượng sẽ phát triển HSAM, nên Patihis cho rằng điều gì đó đã khiến cho họ nghĩ nhiều hơn về quá khứ. “Có lẽ vài trải nghiệm thời ấu thơ đã khiến cho họ ám ảnh với ngày tháng và những sự kiện xảy ra với mình,” Pahitis nói. Các đối tượng thường rất khó để giải thích thời điểm kích hoạt, như Veiseh, anh biết HSAM bắt đầu khi ah gặp người bạn gái đầu đời, nhưng chẳng thể lí giải vì sao lại như vậy.

     Trí nhớ khác thường khiến việc quên đi nỗi đau trong quá khứ trở nên khó khăn hơn.

    Trí nhớ khác thường khiến việc quên đi nỗi đau trong quá khứ trở nên khó khăn hơn.

    Với những điều trên, liệu tất cả chúng ta có thể tập luyện để suy nghĩ và ghi nhớ như Veiseh, Donohue hay Bill? Stark và các đồng nghiệp của mình đang hy vọng có thể ứng dụng những gì thấy được ở các đối tượng HSAM, để xem liệu chúng có cải thiện trí nhớ của những người bình thường. Họ đã có một vài bằng chứng có thể có hiệu quả: một nghiên cứu gần đây tìm ra rằng chỉ cần lặp lại một sự kiện trong đầu mình trong vài giây, ngay lập tức khi nó vừa xảy ra, dẫn đến sự ghi nhớ rõ ràng hơn sau một tuần.

    Stark đã so sánh điều này với tập luyện: ý tưởng về một trí nhớ siêu phàm có thể rất hay trên lí thuyết nhưng thực sự rất khó để thực hiện. “Nhìn thử xem, ai cũng muốn có cơ thể đẹp. Nhưng chẳng mấy ai làm được.”

    Những người mắc HSAM được phỏng vấn có lẽ đều đồng ý rằng đây là một thứ trời cho với hai mặt.

    Mặt tốt là, nó cho phép bạn sống lại những trải nghiệm phong phú và biến ảo nhất. Như Veiseh, anh đi tới rất nhiều nơi khi còn trẻ để thi đấu taekwondo, nhưng trong thời gian rỗi, anh đã tới thăm những phòng trưng bày mỹ thuật địa phương, và có lẽ bởi tình yêu nghệ thuật được gắn liền với khả năng đặc biệt của mình, những bức vẽ giờ đã in sâu trong ký ức của anh ta.

    “Thử tưởng tượng việc bạn có thể nhớ mọi bức vẽ, trên mọi bức tường, mọi phòng tranh, trên gần 40 nước,” anh nói. “Bản thân nó đã là một bài học cực lớn về nghệ thuật.” Với kiến thức đồ sộ về lịch sử nghệ thuật, anh đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, dưới cái tên “Enigma of Newyork”. Tương tự, trí nhớ của anh cũng đã hỗ trợ những công việc khác như nghiên cứu tiến sĩ về thiết kế và công nghệ, anh cho rằng, từ việc hấp thụ một lượng tri thức khổng lồ.

     Veiseh ghi nhớ mọi bức vẽ trong những phòng tranh anh từng đặt chân tới.

    Veiseh ghi nhớ mọi bức vẽ trong những phòng tranh anh từng đặt chân tới.

    Donohue, giờ là một giáo viên lịch sử, đồng ý rằng nó đã giúp ích trong một phần nhất định trong việc học tập. “Tôi hoàn toàn có thể nhớ lại những gì mình học được vào một ngày nào đó thời đi học. Tôi cũng có thể mường tượng ra giáo viên đang nói gì hay quyển sách viết những gì.”

    Không phải ai mắc HSAM đều trải nghiệm những ích lợi này, như Price đã “ghét” thời học sinh như thế nào, dường như chẳng thể tiếp cận được những thông tin mà mình đã học được. Rõ ràng, thông tin chủ quan vẫn rất quan trọng.

    Nhìn lại quá khứ một cách rõ ràng cũng khiến cho việc vượt qua nỗi đau hay sự tiếc nuối khó khăn hơn. “Sẽ rất khó để quên đi những khoảnh khắc đáng xấu hổ,” Donohue nói. “Những cảm xúc vẫn vậy – vẫn nguyên vẹn và như mới… Bạn chẳng thể cắt đi dòng kí ức đó, cho dù cố gắng đến mức nào.” Veiseh cũng đồng ý rằng: “Giống như những vết thương vậy – chúng là một phần của bạn,” anh nói.

    Điều này khiến cho họ thường phải nỗ lực cực kì để có thể khiến cho quá khứ nghỉ ngơi; như Bill, thường có những “hồi tưởng” không mong muốn xuất hiện trong tâm thức, nhưng nhìn chung anh ta đã coi đó là cách để tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ. “Một vài người đắm chìm trong quá khứ những không rộng mở với những ký ức mới, nhưng tôi chẳng vậy. Tôi luôn hướng tới tương lai và trải nghiệm những điều mới.”

    Veiseh cho rằng tình trạng của bản thân đã khiến anh trở nên tốt bụng và vị tha hơn. “Một vài người nói: tha thứ và quên đi, nhưng khi quên là một điều xa xỉ với tôi, tôi cần phải học cách tha thứ thực sự,” anh nói. “Không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình.”

    Theo BBC.

     

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày