Cuộc đua AI của Microsoft vs Google: Kích hoạt sự thay đổi cân bằng trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến
Google và Microsoft, hai trong số các công ty công nghệ mạnh nhất thế giới, đang tăng cường khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực tìm kiếm, một dấu hiệu cho thấy công nghệ này đang nhanh chóng nổi lên như một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong năm 2023.
- Chủ tịch mảng di động Samsung: "Tôi đang dùng ChatGPT và thảo luận với Microsoft để hiểu thêm về nó"
- Lộ diện nhân vật đứng sau thương vụ Microsoft và OpenAI: Là CTO nhưng lại không được nhiều người trong công ty biết đến
- ChatGPT bản trả phí có mặt tại Việt Nam, nhưng người dùng Việt lại chưa được dùng vì lý do khó giải quyết
Những người có ảnh hưởng trong ngành quảng cáo đang giới thiệu AI như một cách giúp gia tăng hiệu quả các chiến dịch trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Tương tự như vậy, các đại lý quảng cáo (agency) đang hy vọng rằng, sự phát triển của công nghệ có thể giúp họ loại bỏ một số quy trình rườm rà không mang lại nhiều giá trị.
Matt Naeger, giám đốc chiến lược và tiếp thị tại Merkle, cho biết: “Câu hỏi lớn hơn là liệu Google có tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực tìm kiếm hay không, khi biến AI trở thành trọng tâm mới cho cách trả lời câu hỏi của mọi người?! Đây là lần đầu tiên sau 15 năm có một thách thức thực sự đối với Google trong lĩnh vực tìm kiếm, và tôi nghĩ đây cũng là lần đầu tiên họ bị chậm một bước so với nhịp phát triển công nghệ của thị trường kể từ khi thành lập.”
Thời cơ để hành động
Manish Sinha, CMO của nhà sản xuất cáp quang STL, cho biết: “Những công ty khổng lồ ở Thung lũng Silicon như Google và Meta đang lo ngại về sự phát triển của ChatGPT. 80% doanh thu của Alphabet trong năm 2021 là nhờ quảng cáo của Google và khi mức độ phổ biến của ChatGPT tăng theo cấp số nhân, nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Google.”
Khi Google và Microsoft ứng dụng AI nhiều hơn, các nhà tiếp thị sẽ cần theo dõi cách người dùng phản ứng và thậm chí thay đổi thói quen của họ dựa trên trải nghiệm người dùng theo một cách khác.
Microsoft hôm thứ ba đã công bố việc tích hợp AI mới cho công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge, nhằm cải thiện chất lượng của công cụ tìm kiếm và triển khai trò chuyện tương tác để giúp người dùng đưa ra các quyết định nhanh hơn. Hiện tại, trong phiên bản hạn chế, Bing đã tăng cường trí tuệ nhân tạo được hỗ trợ bởi một mô hình ngôn ngữ lớn từ OpenAI, được cho là còn mạnh hơn cả ChatGPT.
Trong một bài đăng trên blog đề cập đến những tác động đối với các nhà quảng cáo, Rob Wilk, trưởng bộ phận Quảng cáo của Microsoft, nói rằng AI có thể mang lại “các cơ hội thông minh hơn và khả thi hơn” trong công cụ tìm kiếm.
Wilk cho biết trong một bài đăng trên blog: “Với những trải nghiệm được cá nhân hóa sâu sắc, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp những kết quả phù hợp hơn đến người dùng, với mục tiêu cải thiện ROI cho các nhà quảng cáo. Và khi những cải tiến mới được áp dụng rộng rãi hơn, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà quảng cáo tiếp cận đúng tập khách hàng mong muốn của họ.”
Trong khi đó, Google, công cụ tìm kiếm thống trị và là công ty lớn nhất trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, cũng đang theo đuổi các mục tiêu tương tự. Đầu tuần, công ty thuộc sở hữu của Alphabet đã trình làng chatbot Bard, được coi là câu trả lời cho ChatGPT. Chatbot này hoạt động dựa trên hệ thống mô hình ngôn ngữ cho ứng dụng hội thoại (LaMDA) được giới thiệu cách đây hai năm.
Giống như bản nâng cấp của Bing, Bard ra đời nhằm mục đích giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh hơn khi có nhu cầu mua một thứ gì đó cần phải có nhiều sự cân nhắc, chẳng hạn như việc mua xe điện. Nhưng một câu chuyện vừa xảy ra cho thấy Google vẫn còn rất nhiều việc phải làm với chatbot này.
Trong video quảng cáo về Bard được Google chia sẻ trên Twitter, chatbot này đã cung cấp thông tin không chính xác liên quan tới kính thiên văn đầu tiên chụp bức ảnh một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Câu trả lời lẽ ra phải là kính thiên văn Very Large Telescope (VLT) của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (European Southern Observatory), thì Bard lại trả lời là James Webb. Ngay sau sự cố, cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google đã mất 120 tỉ USD giá trị thị trường.
Sai lầm của AI không phải là hiếm gặp, nhưng việc Google nóng vội cho ra mắt Bard đã khiến nhiều nhà đầu tư mất kiên nhẫn, dẫn tới sự sụt giảm của cổ phiếu.
Sự quan tâm mới
AI không phải là thứ gì đó mới mẻ đối với các công ty này. Nhưng ChatGPT, với khả năng trả lời các câu hỏi đa dạng bằng một thứ ngôn ngữ tự nhiên, kết hợp với kĩ năng làm truyền thông tốt của OpenAI, đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng. Theo thống kê của SimilarWeb, lượt truy cập vào trang web của OpenAI đã tăng vọt kể từ khi ChatGPT ra mắt, thu hút khoảng 672 triệu lượt truy cập vào tháng 1.
Microsoft và OpenAI cùng cam kết tuân thủ các nguyên tắc AI chống lại các vấn đề như “tin giả, an toàn dữ liệu và ngăn chặn việc quảng bá nội dung độc hại hoặc phân biệt chủng tộc”. Google cũng duy trì các cam kết tương tự và đã xuất bản bộ nguyên tắc AI của riêng mình vào năm 2018.
James Brooks, Giám đốc điều hành và là người sáng lập GlassView, cho biết qua email: “Mặc dù tôi khá cảnh giác về tình trạng hiện tại, nhưng tôi dự đoán AI sẽ phát triển và một ngày nào đó sẽ trở thành một thế lực đáng gờm. Các thương hiệu không cần quá thận trọng với sự phát triển bùng nổ của AI trong công cụ tìm kiếm không, nhưng hãy thực tế với những kỳ vọng của bạn vì hiện tại nó vẫn còn nhiều hạn chế.”
Tham khảo Marketing Dive
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"