Dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất thủy điện ở châu Á đã sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
- Photon tối: Chìa khóa để làm sáng tỏ bí ẩn vật chất tối?
- Hóa thạch sống tôm khủng long ba mắt đang gây ra một 'cơn sốt' trong giới nghiên cứu!
- Kế hoạch Sao Hỏa của Elon Musk: Khám phá những điều chưa biết hay tìm kiếm lợi nhuận?
- Bí ẩn về hiện tượng rãnh Mariana nuốt chửng 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm
- Tại sao lại có tận 1,2 tỷ con thỏ pika sinh sống trên cao nguyên cao nhất thế giới?
Tình trạng trên đã khiến các cơ quan quản lý điện lực đối mặt với nguồn cung không ổn định và phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm khoảng 3/4 sản lượng điện từ thủy điện của châu Á. Hai quốc gia này đang sử dụng năng lượng tái tạo ở mức độ thấp để bù đắp nguồn thiếu hụt từ thủy điện, cũng như giải quyết nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
Trên thực tế, các nền kinh tế lớn ở châu Á đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nhiều năm gần đây do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như nắng nóng gay gắt và lượng mưa thấp hơn.
Việc sử dụng nhiều hơn các nhiên liệu gây ô nhiễm như than đá để đáp ứng nhu cầu điện tăng đột biến và tình trạng thiếu nguồn cung càng cho thấy những thách thức khi thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải. Dữ liệu từ tổ chức tư vấn năng lượng Ember cho thấy sản lượng thủy điện của châu Á đã giảm 17,9% trong 7 tháng tính đầu năm nay, trong khi điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch tăng 4,5%.
Ông Carlos Torres Diaz, Giám đốc bộ phận thị trường khí đốt và năng lượng của công ty Rystad Energy, cho biết: “Mặc dù sản lượng điện mặt trời và gió tăng trưởng mạnh ở châu Á, nhưng nguồn cung từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng tăng lên trong năm nay vì sản lượng thủy điện sụt giảm lớn”.
Ông giải thích thêm rằng các đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài trên toàn khu vực đã dẫn đến tình trạng mực nước hồ chứa giảm thấp, qua đó làm dấy lên nhu cầu về các nguồn năng lượng thay thế.
Phân tích dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy sản lượng thủy điện của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ ít nhất năm 1989 (15,9%).
Tại Ấn Độ, sản lượng thủy điện giảm 6,2% trong 8 tháng đầu năm nay, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2016. Tỷ trọng sản lượng điện của nước này giảm xuống 9,2%, mức thấp nhất trong ít nhất 19 năm.
Dữ liệu cho thấy Trung Quốc đã bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung thủy điện và nhu cầu tiêu thụ cao hơn chủ yếu bằng cách tăng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch lên 6,1% trong cùng giai đoạn. Trong khi đó, Ấn Độ tăng sản lượng điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch lên 12,4%.
Dữ liệu cho thấy sản lượng năng lượng tái tạo tăng 22% ở Trung Quốc và 18% ở Ấn Độ trong cùng thời kỳ.
Báo cáo của tổ chức tư vấn năng lượng Ember và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) cho thấy, sản lượng thủy điện cũng sụt giảm ở các nền kinh tế lớn khác của châu Á như Việt Nam, Philippines và Malaysia, chủ yếu do thời tiết khô hạn.
Trong một số trường hợp, sản lượng thủy điện sụt giảm là do nỗ lực tiết kiệm nước và thay đổi mô hình cung cấp.
Nhà phân tích Lauri Myllyvirta tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Sạch và Không khí cho biết, chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà vận hành đập thủy điện duy trì mực nước khi mức tiêu thụ điện tăng vọt vì sóng nhiệt cực đoan.
Thủy điện có thể tăng giảm trong thời gian ngắn để giải quyết những biến động nhu cầu đột ngột, không giống như nguồn cung từ gió và mặt trời.
Ông Myllyvirta nói thêm: “Xu hướng sản xuất năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời tăng nhanh ở Trung Quốc có thể thúc đẩy thủy điện đóng vai trò điều tiết quan trọng này, thay vì hoạt động bất cứ khi nào có nước”.
Dữ liệu của Ember cho thấy sản lượng điện từ gió và mặt trời ở châu Á đã tăng 21% trong 7 tháng tính đầu năm nay, tăng lên 13,5% tổng sản lượng từ mức 11,5% một năm trước đó.
Tuy nhiên, không giống như thủy điện, năng lượng gió khó dự báo và kiểm soát hơn vì nó thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết địa phương. Và việc không có năng lượng mặt trời vào ban đêm càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện ở các quốc gia, trong đó có Ấn Độ.
Ấn Độ đã hầu như không cắt điện vào ban ngày trong năm nay mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao kỷ lục, chủ yếu là nhờ thành quả xây dựng năng lượng tái tạo trong những năm qua. Tuy nhiên, họ buộc phải tìm cách nhập khẩu khí đốt tự nhiên đắt hơn nhằm giảm áp lực cho các nhà máy điện than.
Ông Victor Vanya, Giám đốc công ty phân tích năng lượng EMA Solutions, cho biết: “Tiện ích chính của thủy điện là hỗ trợ năng lượng gió và mặt trời. Nếu thủy điện trở nên không đủ tin cậy, Ấn Độ cần nghĩ đến các giải pháp thay thế, trong đó có bổ sung thêm điện sản xuất từ than”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"