Sa thải hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhân sự nhưng nhiều ông lớn công nghệ lại đang lao vào "cuộc chiến điên rồ" săn lùng tài năng AI, sẵn sàng chi hàng trăm USD cho những nhân sự đặc biệt này.
Sự bùng nổ của AI tạo sinh không chỉ là thỏi nam châm hút các khoản đầu tư tỷ USD của các tập đoàn lớn mà còn tạo ra cuộc săn lùng nhân sự AI trên quy mô toàn cầu. Cuộc săn lùng nhân sự này gay gắt đến mức được Elon Musk, CEO Tesla ví von là "cuộc chiến điên rồ". "Cuộc chiến nhân tài AI là cuộc chiến nhân tài điên rồ nhất mà tôi từng thấy!" Elon Musk viết trên X (Twitter).
Nhân sự CNTT ngày càng được săn đón
Phân tích của tờ Financial Times cho thấy, trong vòng hơn 5 năm qua, Apple đã săn lùng và tuyển dụng 36 nhân tài AI của Google. Không chỉ có Apple, mới đây, Mark Zuckerberg, CEO Meta đã gửi email cá nhân để chiêu mộ các nhà nghiên cứu từ DeepMind của Google. OpenAI cũng đã lôi kéo thành công gần 20 nhân sự AI cấp cao của Google trước thời điểm ra mắt ChatGPT.
Bị Apple, Meta tấn công trong cuộc chiến nhân sự AI, Google cũng phản đòn với việc lôi kéo thành công cựu giám đốc quan hệ nhà phát triển của OpenAI, Logan Kilpatrick, gia nhập hàng ngũ của mình.
Chiến thuật được các Big Tech đưa ra trong cuộc chiến này là "tăng lương". Theo Glassdoor , Google giữ vị trí số 1 trong Top 10 các công ty trả lương cao nhất cho kỹ sư AI tại Mỹ, với mức lương 222.048 USD/năm và đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 2.000 vị trí. Đứng ở vị trí thứ 2 là Apple với mức lương 217.742 USD/năm và hơn 6.000 vị trí cần tuyển dụng. Microsoft, Intel, IBM nối đuôi ở vị trí thứ 4,5 và 6 với mức lương giao động từ 133.000 – 185.000 USD/năm và nhu cầu tuyển 3.000 – 5.000 vị trí liên quan đến AI.
Việt Nam cũng không nằm ngoài tâm chấn của cuộc chiến nhân sự AI. Số liệu thống kê của TopCV trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024 cho thấy, số tin đăng tuyển dụng các vị trí của riêng ngành CNTT có từ khóa liên quan đến AI tăng khoảng 113%. Tin tuyển dụng của các nhóm ngành nghề khác có chứa từ khóa liên quan đến AI cũng tăng đột biến.
Cuộc săn lùng nhân sự AI cũng làm gia tăng nhu cầu theo học các chương trình sau đại học liên quan đến mảng công nghệ hot này. Khảo sát mới đây nhất của GMAC (Hội đồng quản lý tuyển sinh sau đại học) với hơn 4.000 ứng viên tại 132 quốc gia cho thấy, 40% ứng viên xem AI là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo sau đại học mà họ tìm kiếm, tỷ lệ này trong năm 2019 là 29%.
Các chương trình sau đại học đào tạo về AI ngày càng thu hút nhiều ứng viên quan tâm
Hiểu rõ nhu cầu này, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) đã tiên phong triển khai chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm định hướng AI và phân tích dữ liệu (MSE) dưới sự hỗ trợ đào tạo từ Tập đoàn FPT.
Với các môn học bắt kịp xu hướng công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo; AI trong sản xuất DevOps, DataOps, MLOps; Học máy; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Khai phá dữ liệu; Phát triển ứng dụng IoT bằng phương pháp đào tạo thực tiễn, sau hai năm theo học MSE tại FSB, học viên sẽ có nền tảng kỹ thuật tốt, hiểu rõ các công nghệ mới và còn có khả năng khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu số cũng như xây dựng các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với xu hướng thời đại kinh doanh số.
Học viên MSE được lắng nghe chia sẻ của ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ (CTO) Tập đoàn FPT về AI trong hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh
Không chỉ bắt kịp các xu hướng công nghệ mới nhất, chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của FSB còn đưa vào hai môn học Quản trị & Phát triển nhóm hiệu suất cao và Khởi nghiệp trong kỷ nguyên số giúp học viên không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc cá nhân mà còn xây dựng, duy trì và phát triển các nhóm chuyên gia kỹ thuật làm việc hiệu quả, hướng tới các mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp cũng như sẵn sàng tự bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Học viên MSE được đào tạo chuyên sâu kiến thức về AI và Big Data cũng như kỹ năng quản trị dự án phần mềm
Được hỗ trợ triển khai đào tạo bởi Tập đoàn FPT, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam hiện nay, chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của FSB được 91% học viên tham gia khảo sát nội bộ đánh giá từ tốt đến rất tốt về chất lượng đào tạo.
Hiện FSB đang triển khai đào tạo chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) tại 4 thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Ứng viên quan tâm đến chương trình đăng ký tìm hiểu tại caohoc.fpt.edu.vn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4