Cuộc sống khổ hơn đi tù của 13 triệu công dân ‘hạnh kiểm yếu’ ở Trung Quốc: Phải cài nhạc chuông riêng để mọi người dễ nhận biết, không được đi máy bay và bị xã hội xa lánh
Nếu không thoát khỏi "danh sách đen" những công dân có điểm tín nhiệm xã hội thấp, hàng triệu người Trung Quốc sẽ không được sử dụng một số dịch vụ cơ bản tại quốc gia này.
Sau khi phải ngồi ghế cứng trên chuyến tàu kéo dài hơn 30 tiếng đồng hồ đến thành phố Trùng Khánh, David Kong cảm thấy không còn chút sức lực nào. Nếu đi máy bay sẽ mất khoảng ba tiếng còn tàu cao tốc cũng chỉ mất 12 tiếng nhưng tại sao anh lại không chọn những phương thức di chuyển tiết kiệm thời gian này?
Nguyên nhân là dù muốn thì cũng không thể vì người đàn ông 47 tuổi này là một trong 13 triệu người Trung Quốc bị liệt vào "danh sách đen" những công dân có điểm tín nhiệm xã hội thấp nên không được sử dụng các dịch vụ trên.
Cuộc sống hàng ngày của nhóm người này là một chuỗi những sự phẫn nộ: Từ việc không thể thuê nhà bằng tên của mình đến việc bị người thân và đối tác kinh doanh xa lánh. Thậm chí ở một số nơi, công ty viễn thông còn áp dụng một loại nhạc chuông đặc biệt cho các số điện thoại của công dân "hạnh kiểm yếu" như một lời cảnh báo.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, Kong chia sẻ: "Điều này còn tồi tệ hơn cả ngồi tù vì ít nhất án tù còn có thời hạn. Xuất hiện trong ‘danh sách đen’ đồng nghĩa với việc chừng nào còn chưa giải quyết xong các khoản nợ, tên của tôi sẽ không bao giờ được xóa".
Một đối tác làm ăn phát hiện ra tình trạng của Kong không phải từ hệ thống dữ liệu mà do đón anh ta ở ga tàu. Tàu Trung Quốc, chỉ những người không có tài chính hoặc không được sử dụng dịch vụ tàu cao tốc mới đi tàu thường.
Để trả hết nợ, Kong cho biết anh cần thành công trong việc kinh doanh nhưng trớ trêu thay, anh lại khó lòng lấy được niềm tin của đối tác và khách hàng tiềm năng nếu họ phát hiện ra anh là công dân "yếu kém". Hiện anh Kong đang sống ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh với số tiền ít ỏi 74 USD/tháng. Trong khi đó, các chủ nợ lại không thông cảm cho tình cảnh bế tắc của Kong và cho rằng anh đang cố trốn nợ.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Thông tin Đánh giá Tín nhiệm Công cộng, các cá nhân mất uy tín đã bị cấm tham gia tổng cộng 17,5 triệu chuyến bay và 5,5 triệu chuyến tàu cao tốc tính đến cuối năm 2018.
"Danh sách đen" được giới thiệu năm 2013, chỉ vài tháng trước khi Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng hệ thống tín nhiệm xã hội "chấm điểm" công dân nước này năm 2020. Mục đích của hệ thống này là tác động tới hành vi của mọi người, làm việc tốt sẽ được khen thưởng còn làm việc xấu sẽ bị trừng phạt.
Anh Kong trở thành công dân "yếu kém" từ năm 2015, ba năm sau khi công ty xuất bản sách của anh phá sản. Anh đã vay 1,6 triệu nhân dân tệ (tương đương 238.000 USD) để thành lập công ty và không có cách nào hoàn trả khoản nợ trên khi việc làm ăn đổ bể.
Trong khi Kong khẳng định anh đã cố gắng hết sức nhưng không cứu vãn được và công ty hoạt động theo cơ chế minh bạch thì các chủ nợ lại có cái nhìn hoàn toàn khác. Một người cho rằng ngay từ đầu việc kinh doanh đã là trò lừa đảo và buộc tội Kong làm giả chứng từ sổ sách.
Một điều đáng nói là dù Kong có tham gia những hoạt động vì cộng đồng như hiến máu hay làm tình nguyện viên thì tên của anh vẫn có trong "danh sách đen". Vì thế, chừng nào còn nợ nần, Kong vẫn bị coi là một công dân gây hại cho xã hội.
Kong cho biết anh sẽ cắn răng chấp nhận tất cả và làm việc chăm chỉ hơn nữa để "hoàn lương": "Một ngày khi tôi trả hết nợ, tôi hy vọng mọi người sẽ nhìn tôi với con mắt khác, rằng tôi không phải là người xấu". Và tất nhiên các chủ nợ cũng mong ngóng điều này không kém gì Kong.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời