Cuộc sống muôn màu dưới góc ống kính của một nhiếp ảnh gia khiếm thị

    Kienzeratul Spiderum,  

    Dù đã mất đi thị giác nhưng điều đó không làm cản trở bàn tay tài hoa của nhiếp ảnh gia Pete Eckert thông qua việc thổi hồn vào các tác phẩm nghệ thuật của mình, khắc họa vẻ đẹp của cuộc sống muôn màu.

    Bằng cách biến nỗi đau của mình thành động lực phấn đấu, Eckert luôn biết cách thổi hồn cho các tác phẩm nghệ thuật. Công việc thường ngày của anh trước đây là vẽ tranh bằng than cũng như chạm khắc gỗ trước khi để người vợ ngắm nhìn và đưa ra nhận xét về thành quả.

    Nhưng theo những gì anh ấy chia sẻ, cả quá trình vẽ kì công ấy "làm vợ tôi như muốn phát điên". Vì thế anh đã chọn con đường nhiếp ảnh để truyền tải nhanh hơn tâm hồn yêu nghệ thuật của mình đến với khán giả.

     Volkswagen thuê Eckert trở thành nhiếp ảnh gia chính thức cho chiến dịch quảng cáo mẫu xe mới

    Volkswagen thuê Eckert trở thành nhiếp ảnh gia chính thức cho chiến dịch quảng cáo mẫu xe mới

    "Khi mới chập chững bước vào nghề, những chiếc máy ảnh kỹ thuật số vẫn chưa thể xóa sổ được các cửa hiệu chụp ảnh truyền thống thời cha mẹ tôi còn sống", đó là những gì Eckert chia sẻ qua điện thoại khi đang ở quê nhà Sacramento, bang California. "Thường thì tôi hay lui tới cửa hàng để mua 2 cuộn phim rồi hỏi chủ quán cả chục câu hỏi khác nhau về nhiếp ảnh. Ngày nào cũng vậy. Sau mỗi lần hỏi và được hồi đáp, tôi lại học được thêm một chút".

    Đã hơn 20 năm kể từ ngày bị chứng viêm sắc tố võng mạc làm suy giảm thị lực hoàn toàn, Echkhert giờ đã đạt được nhiều thành công với nghề nhiếp ảnh gia tự thân. Những bức hình ấn tượng đến ma mị của anh chàng này được rất nhiều tạp chí như Playboy săn lùng, với những tấm hình khỏa thân đầy chất "quái dị", và thậm chí một hãng xe lớn như Volkswagen cũng đã thuê Eckert trở thành nhiếp ảnh gia chính thức cho chiến dịch quảng cáo mẫu xe mới.

    Anh chàng chia sẻ "Tôi luôn coi các tác phẩm của mình cũng như xu hướng các nhiếp ảnh gia khiếm thị như là một sự phát triển của trường phái Ấn tượng ra đời từ hàng trăm năm trước". "Rất nhiều trong số các nghệ sĩ thuộc trường phái ấy đều gặp phải vấn đề về thị lực, nhờ vậy mà cách họ cảm nhận thế giới này cũng khác biệt so với người bình thường. Sự ra đời của trường phái nhiếp ảnh khiếm thị âu cũng là xu hướng tất yếu dễ lý giải".

    Đùa nghịch cùng ánh sáng

    Những ngày đầu khi mới làm quen với nhiếp ảnh, mỗi đêm Eckert lại cùng đi dạo với chú chó chăn cừu giống Đức của mình có tên là Uzu. Anh bắt đầu làm quen với việc chụp hình các bức tượng, tuy rằng sau này có nhiều chủ đề hấp dẫn hơn để anh lựa chọn.

    "Chụp hình các bức tượng nói thật là không công bằng chút nào bởi vốn dĩ bức tượng đã là một tác phẩm nghệ thuật rồi.", anh nói. "Thứ mà tôi muốn tìm kiếm là cách mô tả bằng hình ảnh cái cảm giác vĩnh viễn không thể nhìn thấy được, trông nó sẽ như thế nào".

    Eckert tự mình hình dung bố cục của bức ảnh, chỉ dựa vào xúc giác và thính giác để để hình dung vẻ bề ngoài của đối tượng cần chụp

    Với góc nhìn này Eckert đã cho ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và rất đỗi khác biệt – những bức hình với hình dáng kỳ quái cùng với những đường nét mờ ảo đầy tính nghệ thuật. Với cảm hứng muốn được đùa nghịch cùng ánh sáng, Eckert tự mình hình dung bố cục của bức ảnh, chỉ dựa vào xúc giác và thính giác để để hình dung vẻ bề ngoài của đối tượng cần chụp.

    "Mỗi bức ảnh đều được khắc họa bằng nhiều lớp thông tin khác nhau – mỗi khi sắp xếp chúng lại, tôi đều ghi nhớ vị trí của từng lớp một", Eckert chia sẻ. Anh tự nhận có khả năng ghi nhớ hơn 100 bức ảnh cùng một lúc.

    "Tôi có thể dùng giọng nói của mình để định vị vị trí của đối tượng, giống hệt như loài dơi vậy. Trong [studio tối đen như mực của mình], tôi phối các màu sắc ánh sáng lại với nhau, cân nhắc cho đến khi chọn được hình ảnh đẹp nhất. Nhiều người hỏi tôi rằng làm sao để biết lúc nào cần dừng lại. Tôi bảo rằng trong lúc đang lắp ghép hình ảnh trong đầu, tôi luôn ý thức rất rõ điều gì sẽ xảy đến. Tại sao tôi cần người khác ở xung quanh để nhắc nhở chứ?"

     Phần lớn các bức ảnh của Eckert đều được thực hiện ngay trong studio của anh ấy, mặc dù kha khá các bức ảnh đắt giá nhất đều phối hợp hình tượng bóng ma với khung cảnh bên ngoài.

    Phần lớn các bức ảnh của Eckert đều được thực hiện ngay trong studio của anh ấy, mặc dù kha khá các bức ảnh đắt giá nhất đều phối hợp hình tượng bóng ma với khung cảnh bên ngoài.

    "Dần dần bạn phải làm quen với đặc tính "âm thanh" của đối tượng", anh chàng chia sẻ. "Lấy ví dụ về cái biển báo chẳng hạn. Khi có gió thổi thì cái biển báo sẽ rung động nhẹ, tạo ra hình ảnh có tính dao động cao. Ban đầu bạn sẽ không thể nghe được tiếng cây cột đang cố gắng níu giữ tấm biển báo phía trên, nhưng thực chất nó có bóng âm dài đến vài mét.

    "Nó giống như cách trẻ con học cách phân biệt mọi vật vậy. Khi mới sinh ra chúng chưa thực sự giỏi khám phá mọi thứ cho lắm. Rồi sau khi dần dần học được cách phân biệt các thứ với nhau, chúng sẽ phải tự liên hệ hình ảnh từng vật thể một với tên gọi của nó, từ đó các sự vật trở nên chân thật hơn."

    Thế giới quan của Eckert

     Những bức ảnh của Eckert không phải là ẩn dụ cho sự khiếm thị. Rất nhiều trong số chúng phản ánh suy nghĩ thật trong đầu của nhiếp ảnh gia này

    Những bức ảnh của Eckert không phải là ẩn dụ cho sự khiếm thị. Rất nhiều trong số chúng phản ánh suy nghĩ thật trong đầu của nhiếp ảnh gia này

    Những bức ảnh của Eckert không phải là ẩn dụ cho sự khiếm thị. Rất nhiều trong số chúng phản ánh suy nghĩ thật trong đầu của nhiếp ảnh gia này, từ đó khiến người khác không khỏi tò mò và chú ý đến việc khám phá con người thật của anh ấy.

    Eckert nói anh ấy có thể nhìn thấy ánh sáng tỏa ra từ từng đoạn xương trên cơ thể, một loại cảm giác được mô tả giống với hội chứng "cánh tay giả" mà những người bị mất chi hay gặp phải. Anh ấy tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của mình trong việc cảm nhận thế giới xung quanh theo đúng những gì đang tồn tại ngoài đời thực.

    "Khi bạn bị khiếm thị, có một phần khu vực của não bộ mà bạn sẽ không dùng đến.", anh nói. "Những não bộ của bạn luôn sẵn sàng vực lại chức năng ấy. Vì thế trong suốt 20 năm qua, tôi đã không ngừng tác động lại thùy não kiểm soát chức năng thị giác thông qua những giác quan khác như thính giác, xúc giác và trí nhớ".

    "Nếu ai đó thử dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) với tôi, tôi cá rằng thùy não kiểm soát chức năng thị giác của tôi vẫn còn đang hoạt động tốt – tất cả là nhờ vào mối liên hệ giữa các giác quan khác".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ