Rác thải điện tử khi xả ra môi trường ẩn chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy vậy, ở Ấn Độ, mỗi ngày vẫn có hàng chục ngàn người đang vất vả kiếm sống trên những bãi rác đó.
Chợ phế liệu điện tử ở Seelampur là nơi tụ tập vô số các loại máy tính, TV, điện thoại di động và tủ lạnh cũ của Ấn Độ. Nơi đây thu hút hơn 30.000 người - bao gồm cả trẻ em, đến để phân loại phế liệu và tách lọc các thành phần có giá trị như đồng từ những thiết bị điện tử khác nhau.
Anh Muhammad Hameed, chủ một cửa hàng phế liệu gần đó nói: "Tôi đã làm việc ở đây suốt 40 năm, làm công việc tách chiết đồng từ các bo mạch đã bị loại bỏ. Các con tôi cũng đang làm việc ở đây. Gia đình tôi có được thu nhập tốt từ nghề này nên chúng không có nhu cầu phải đi học. Chúng đang kiếm tiền rất khá, và tôi rất hài lòng".
Hàng ngày, người dân địa phương chọn lọc đồng từ các bảng mạch. Một số kim loại có giá trị khác cũng được chiết xuất độc lập, rồi đem bán cho các thương lái lớn. Thu nhập của họ vào khoảng 200 Rupi Ấn Độ (khoảng 60,000 đồng mỗi ngày).
Sahil là một cậu bé 12 tuổi, đang làm việc với mẹ tại một nhà máy phế liệu nhỏ. Cậu bé chia sẻ: "mỗi ngày cháu cùng mẹ làm việc 9 tiếng để tháo dỡ, phân loại đồng, chì, nhôm và đôi khi có cả vàng từ các bảng mạch cũ. Ông chủ trả cho mẹ con cháu khoảng 60,000 đồng mỗi ngày".
Thu nhập của những người làm việc trong bãi phế liệu này phụ thuộc số lượng các thành phần có giá trị mà họ tháo dỡ và tách lọc được mỗi ngày. Nó cũng phụ thuộc vào chất lượng của các kim loại được chiết xuất ra.
Chủ một nhà máy phế liệu rất lớn ở Seelampur có tên Ishtiyaq cho biết: "không có lãi suất cố định trong thị trường phế liệu này. Ví dụ nếu có bất kỳ ai chiết xuất được vàng thì chúng tôi phải trả cho anh ta cao hơn. Đây là cách chúng tôi điều hành doanh nghiệp."
"Nhu cầu về vàng và đồng là lớn nhất. Các nhà máy sản xuất đồng chủ yếu là thu mua lại đồng cũ rồi chiết xuất thành đồng nguyên chất. Họ trả lương khá cao."
Anh Mehtab Muhammad - một người kinh doanh đồ điện tử cũ nói thêm: "Các đồ điện phế thải bị tháo dỡ ở đây. Sau đó sẽ có các thương lái khác nhau đến thu mua những thứ như bảng mạch và dây điện, rồi mang đi nơi khác để chiết xuất ra kim loại."
Theo ý kiến từ các chuyên gia, hiện nay mức độ gia tăng chất thải điện tử ngày càng nhanh chóng. Do vậy, rất cần phải có công nghệ thu gom, xử lý loại rác thải này một cách an toàn và khoa học, góp phần bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cho người dân.
Những hình ảnh về cuộc sống của người dân sống trên các bãi rác điện tử tại Seelampur, Ấn Độ.
Theo Trí thức trẻ/Kênh 14
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI