Từ nền đất dưới chân cho đến bầu trời trên cao, Delhi ngập trong ô nhiễm. Khu vực chứa cả thủ đô New Delhi của Ấn Độ này chưa khi nào ngừng phải đương đầu với vấn nạn ô nhiễm.
Bắc Kinh vẫn thường tràn ngập mặt báo về mức độ ô nhiễm nhưng một nghiên cứu toàn cầu năm 2014 do WHO thực hiện lại cho thấy bầu không khí của Delhi thậm chí còn chứa lượng hạt phóng xạ cao gấp vài lần Bắc Kinh. Theo các tiêu chuẩn đo lường hiện nay, Delhi mới là nơi ô nhiễm nhất thế giới.
Để hiểu rõ hơn về cảnh sống của người dân nơi đây, nhiếp ảnh gia Matthieu Paley đã dành 5 ngày đi bộ khắp Delhi để có được những tấm ảnh chân thực. Ngoài màn khói vàng mờ đục bao phủ khắp thành phố, chúng ta ta còn được thấy những khu nhà, xe cộ và người dân chen chúc trên mỗi mét đất tại thành phố này.
Ngay cả dòng sông Yamuna thiêng liêng cũng không thoát khỏi tầm hủy diệt của ô nhiễm. Con sông dài 1.376 km này vẫn đang ngày ngày chảy dọc Ấn Độ và cung cấp nguồn nước cho khoảng 57 triệu cư dân. Đất xói lở, nước thải, hóa chất,…đang khiến nhiều khúc sông trở nên đen ngòm.
Dưới đây là một số hình ảnh về cảnh sống của dân nghèo Delhi qua ống kính của Matthieu Paley.
Những người đàn ông đang tẩy trắng quần áo trước khi đem xả lại chúng dưới con sông Yamuna ô nhiễm
Quần áo sau khi được tẩy trắng và giặt sạch được phơi dưới chân cầu, ngay cạnh một cống xả thải lớn.
Một cậu bé trèo lên nóc căn nhà trong khu dân cư ngay cạnh cống thoát nước Shahadra
Hai cha con sống ngay dưới gầm cầu, hàng ngày vẫn nhặt ve chai kiếm sống
Một trang trại bò sữa nằm giữa một khu xây dựng khổng lồ và một bãi rác lớn. Gia súc liên tục phải tiếp xúc với ô nhiễm nên nguy cơ nhiễm bẩn các sản phẩm sữa đang trở nên ngày càng đáng báo động.
Người dân Delhi tắm và rửa tội trên những bậc thang tại đền thờ Nizamuddin Sufi. Đây từng là nơi người ta tới lấy nước sạch, thế nhưng nay cũng trở nên ô nhiễm như bao nơi khác.
Bãi rác trải dài hàng dặm tại Bhalswa, Delhi, nơi một cô bé đang sục sạo tìm nhựa bán ve chai
Bầu không khí vàng đục đầy bụi phủ khắp Delhi
Một người bán ve chai đang rửa mình bên một cống thoát nước, nơi anh vẫn hàng ngày lùng bới đồ kiếm sống
Những người bán ve chai đang tìm kim loại trên bãi rác Ghazipur. Vào những ngày may mắn, họ có thể kiếm được 1000 rupee (15 USD).
Trẻ em cũng tham gia lùng sục những món đồ tế lễ như đồng xu, tượng thần,... được ném xuống từ trên cầu bắc qua sông Yamuna để bán cho các cửa hàng đồ cũ kiếm sống.
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh vẫn đe dọa cuộc sống của các cư dân sống bên những con sông và cống thải ô nhiễm. Người đàn ông này nằm ngủ dưới lớp màn muỗi như một biện pháp chống đỡ.
Trẻ em dùng "xuồng" lượn dọc sông Yamuna tìm kiếm những món rác thải có thể bán được
Những đợt đốt rác thế này chính là một trong những nguồn cơn gây ô nhiễm không khí nặng nề cho Delhi
Những người buôn ve chai ngồi dưới gầm cầu chờ những người nhặt rác mang đồ đến để phân loại
Rác thải sau khi phân loại sẽ được bán cho các mối lái để chở đến những nhà máy tái chế nằm ngoài Delhi
Hai cha con đang tắm trên sông Yamuna. Vì quá ô nhiễm nên chính quyền đã cấm người dân cho gia súc tắm dưới sông.
Những đứa trẻ còn rất nhỏ nơi đây sống, làm việc và nô đùa ngay trên những khúc sông Yamuna ngập rác.
Công nhân một xưởng nhuộm quần jeans tại Silampur, một trong những khu vực ô nhiễm nặng nhất Delhi.
Tham khảo National Geographic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập