Cuộc thi AI Hackathon: Face Analysis Challenge - đấu trường cho các kĩ sư trí tuệ nhân tạo tài năng
Ngày 27/01, vòng thi chung kết Final Pitching cuộc thi AI Hackathon: Face Analysis Challenge đã diễn ra tại Hà Nội.
- Microsoft Edge bị “bắt tận tay” khi đang đánh cắp dữ liệu người dùng từ Chrome?
- Nhàn như nhà thiết kế tại Microsoft: sử dụng giao diện 10 năm tuổi để làm giao diện cài đặt “mới” cho Windows 11
- Samsung rục rịch ra mắt Galaxy Z Fold6 giá rẻ: Đây là hai tính năng dự kiến sẽ bị cắt giảm
- iPhone còn phải "dựa dẫm" vào chip Snapdragon trong nhiều năm tới
- Trang chuyên Android chỉ ra 10 điều iOS làm tốt hơn Android
AI Hackathon: Face Analysis Challenge được tổ chức bởi PIXTA Vietnam, CoHost AI, Viblo, HUB Network, iHUB,.. để tạo nên 1 sân chơi Trí tuệ nhân tạo (AI) với chủ đề "Phân tích dữ liệu khuôn mặt toàn diện – Comprehensive Face Analysis".
Cuộc thi dành cho sinh viên, kỹ sư công nghệ AI, lập trình viên từ 18 đến 35 tuổi nhằm tìm ra các giải pháp AI giải quyết các thách thức về phân tích khuôn mặt thực tế trong xã hội và doanh nghiệp. Sau gần 1 tháng diễn ra, cuộc thi đã thu hút 200 thí sinh, đội thi trên toàn quốc đem đến cơ hội bứt phá giới hạn của bản thân cho các bạn trẻ đam mê công nghệ AI.
Bài toán của cuộc thi là việc ứng dụng các công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (Machine Learning, Deep Learning, Computer Vision,..) để xác định tất cả các đặc điểm của khuôn mặt con người bao gồm: Giới tính, Độ tuổi, Dân tộc, Màu da, Đeo khẩu trang/ Không đeo khẩu trang, Cảm xúc, Định danh khuôn mặt,.. Các thí sinh sử dụng dữ liệu có bản quyền được cung cấp bởi PIXTA AI thuộc PIXTA Vietnam để hoàn thiện giải pháp của mình. Các đội lọt vào vòng chung kết đã được tài trọ tổng giá trị hơn $1500 Cloud Computing.
Theo ông Ryo Kobari, CEO của PIXTA Vietnam - công ty công nghệ thuộc tập đoàn PIXTA Inc. tiên phong với kho dữ liệu khổng lồ gồm ảnh, video, illustration,.. có bản quyền tại thị trường châu Á và quốc tế: "Cuộc thi chính là bước đệm của PIXTA Vietnam trong hành trình xây dựng và phát triển cộng đồng AI tại Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy phong trào sáng tạo, ứng dụng, phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ mới trong doanh nghiệp và xã hội. Chúng tôi luôn sát cánh cùng các nhà lãnh đạo có thể thay đổi tương lai và giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn."
Ông Kim Phạm, CEO của Co-Host AI cũng bày tỏ: "Cohost AI tin rằng trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi cuộc sống của 100 triệu người dân Việt Nam theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, cách đây 7 năm thì ý tưởng Cohost AI cũng được nảy sinh ra từ một cuộc thi Hackathon bên trong công ty Airbnb, nơi anh làm việc ở Mỹ. Những cuộc thi Hackathon có khả năng thúc đẩy và lan tỏa những lĩnh vực công nghệ mới đòi hỏi nhiều thách thức nhưng có khả năng mang đến những giải pháp đột phá. Cuộc thi chính là một cơ hội lớn cho các bạn trẻ vươn lên phát triển hơn thế hệ cha anh mình."
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, nhiều hoạt động để hỗ trợ thí sinh tốt nhất đã diễn ra như: Workshop "Bí kíp vượt sóng AI Hackathon: Face Analysis Challenge", Tư vấn từ đội ngũ Mentor, Tech Meet Up giao lưu với đội ngũ chuyên gia của PIXTA Vietnam,...
Năm nay, 08 đội thi lọt vào vòng chung kết AI Hackathon: Face Analysis Challenge. Hội đồng Ban Giám Khảo gồm những chuyên gia xuất sắc trong ngành Trí tuệ nhân tạo. Vòng chung kết của cuộc thi được tổ chức theo dạng trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Hà Nội, TPHCM và Cần Thơ.
Căn cứ vào kết quả của hội đồng Ban Giám Khảo dày dặn kinh nghiệm, giải pháp do đội thi ELPT gồm Trần Tuấn Huy (VNPT), Đỗ Danh Phương (Elcom) đã xuất sắc giành giải nhất trị giá 10.000.000 đồng tiền mặt. Giải pháp của đội thi đã thể hiện được sự chính xác trong công nghệ phân tích khuôn mặt toàn diện với hệ thống tinh gọn, chi phí tối ưu và tiết kiệm nhất.
Với ngôi vị Á quân, giải pháp của đội thi A3N1 gồm Nguyễn Khoa (Đại học Việt Đức TPHCM), Nguyễn Trọng Anh (Đại học Bách Khoa TPHCM - HCMUT), Nguyễn Văn Quân (Trường Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM) đã chinh phục các vị giám khảo khó tính nhất.
Giải ba của AI Hackathon: Face Analysis Challenge đã thuộc về 3 đội thi: Đội thi BCDLMP gồm Nguyễn Thanh Phong, Phạm Thành Dũng, Trịnh Văn Chiến, Trịnh Xuân Minh, Trương Đăng Biển (Đại học Bách Khoa Hà Nội), Đội thi Dumplings gồm Trịnh Thị Bảo Bảo, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Đình Thanh (Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM), Đội thi Tester gồm Nguyễn Ngọc Bảo, Vũ Quang Trường, Đỗ Hải Nam, Nguyễn Anh Minh, Trương Tuấn Khang (Cựu sinh viên trường Công nghệ thông tin và Truyền thông và khoa Toán Tin FAMI - Đại học Bách Khoa Hà Nội).
Cuộc thi AI Hackathon: Face Analysis Challenge đã và đang đồng hành cũng hành trình tạo ra những cải tiến xuất sắc nhất về Trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp và xã hội, đồng thời, sát cánh cùng các nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sánh vai với các nước trên thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4