Theo thông báo của Meta, công ty này đang triển khai mã hóa đầu cuối mặc định cho tin nhắn và cuộc gọi cá nhân trên Messenger cũng như trên mạng xã hội Facebook.
- Tổng giám đốc VinAI: “AI Việt Nam đang ở vị trí đứng đầu Đông Nam Á, đi trước cả Singapore”
- Cướp điện thoại rồi trả lại ngay cho nạn nhân khi biết đây là máy Android, không phải iPhone
- Giữa điện thoại Android và iPhone, thiết bị nào đáng mua nhất để chơi game di động?
- 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng nhào nặn “mặt trời nhân tạo” 23.000 tấn, kỳ vọng về một loại năng lượng vô biên không phát thải
Người phát ngôn của tập đoàn Meta trong một thông báo vào tối 6/12 (theo giờ Mỹ) cho biết, công ty này đang thúc đẩy kế hoạch mã hóa đầu cuối hoàn tối với ứng dụng nhắn tin Messenger và cả trên mạng xã hội Facebook. Một kế hoạch tương tự cũng sẽ diễn ra trên mạng xã hội Instagram.
Tuy nhiên đại diện Meta lại không đưa ra mốc thời gian cho sự thay đổi này.
Trước đó, Facebook hiện nay là Meta đã hứa hẹn về việc mã hóa đầu cuối đối với Messenger và kể từ năm 2016 ứng dụng nhắn tin này đã cho phép người bật chế độ mã hóa đầu cuối End-to-end encryption (E2EE).
Hiện tại Meta lại đưa ra một sự thay đổi khác đó là thực hiện mã hóa đầu cuối mặc định đối với tin nhắn và các cuộc gọi trên Messenger. Tuy nhiên điều này cũng nhận được hai luồng ý kiến phản đối và ủng hộ.
Theo những người ủng hộ, mã hóa đầu cuối tin nhắn sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Trong khi đó các cơ quan thực thi pháp luật lại phản đối hành động này bởi những lo ngại về an ninh cũng như tội phạm.
Theo cây bút Sam Sabin của Axios, các cơ quan lập pháp của Liên minh châu EU và Mỹ đang xem xét các dự luật bảo vệ trẻ em và một số nguy cơ an ninh khác trong đó có các điều khoản cho phép cơ quan chức năng quét các tin nhắn được mã hóa.
Cũng theo đại diện của Meta, công ty này cho rằng mọi người rõ ràng không muốn chúng tôi đọc tin nhắn riêng tư của họ nên đã phát triển các biện pháp an toàn mạnh mẽ để ngăn chặn, phát hiện và chống lại sự lạm dụng trong khi vẫn duy trì an ninh trực tuyến. Meta hiện đã có những giải pháp cho những lo ngại đến từ các cơ quan an ninh.
"Khi chúng tôi triển khai mã hóa đầu cuối, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục cung cấp nhiều báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật hơn so với các công ty cùng ngành bởi mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho mọi người" , người phát ngôn của Meta nhấn mạnh.
Hiện nay mã hóa đầu cuối được nhiều nền tảng nhắn tin trực tuyến sử dụng để ngăn các cuộc trò chuyện và thông tin cá nhân bị nền tảng nhắn tin khảo sát vì lợi nhuận hoặc bị tiết lộ trong trường hợp vi phạm dữ liệu của công ty. Đây là tính năng quan trọng và cần thiết để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, đáp ứng các quy định có tính toàn cầu.
Đối với nhiều ứng dụng nhắn tin, không phải mọi thứ đều triển khai tính năng mã hóa đầu cuối ở chế độ mặc định mà hoàn toàn phụ thuộc vào các nền tảng nhắn tin nếu họ chọn có triển khai chức năng này không. Điều này bắt nguồn từ việc quy định về quyền riêng tư của mỗi lãnh thổ có các đặc trưng riêng phù hợp với văn hóa khu vực, do đó sử dụng mã hóa đầu cuối trong nhắn tin là không bắt buộc.
Hiện tại, nhiệm vụ mã hóa đầu cuối thuộc về nhà cung cấp ứng dụng nhắn tin và người dùng lựa chọn sử dụng các dịch vụ đó. Một cuộc khảo sát do Google thực hiện gần đây cho thấy hơn 80% người Việt Nam yêu thích một ứng dụng tin nhắn mà nó không thể xem được tin nhắn hay nghe các cuộc hội thoại của họ cũng như tính năng mã hóa đầu cuối luôn ở chế độ mặc định. Điều này sẽ giảm đáng kể việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm rơi vào tay kẻ xấu cũng như hạn chế nguy cơ các cuộc trò chuyện cá nhân bị lộ hoặc bị khai thác bởi những kẻ xấu hay bị sử dụng để trục lợi.
Trong các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh với Messenger như Viber, Snapchat, Telegram và Whatsapp đều đã triển khai mã hóa đầu cuối từ khá lâu, các tính năng trò chuyện ẩn hay tự xóa nội dung cuộc trò chuyện không phải là mới trên các ứng dụng này từ năm 2016. Tuy nhiên với Messenger và Instagram mã hóa đầu cuối chỉ đang trong giai đoạn đầu, việc hoàn thiện tính năng này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI