Cuối cùng thì Xiaomi cũng đã chịu "lên sàn", giá trị kỳ vọng đạt 50 tỷ USD

    KON,  

    Tập đoàn Xiaomi, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, đã từng là startup có giá trị lớn nhất trên thế giới. Xiaomi hiện đang đàm phán với các ngân hàng đầu tư về dự định ra mắt cổ phiểu lần đầu tiên với mong muốn được định giá ít nhất 50 tỷ USD, theo thông tin từ những người trong cuộc.

    Công ty Bắc Kinh này đang xem xét việc IPO vào đầu năm sau, và nhiều ngân hàng đã đưa ra lời khuyên chào bán tại Hồng Kông. Các ngân hàng đầu tư đang có một số lo lắng về việc liệu Xiaomi có thể đạt được tới mức 50 tỷ USD hay không, chứ chưa nói đến mục tiêu 100 tỷ như các nhà lãnh đạo công ty đã hướng tới. Lần cuối cùng vào năm 2014 Xiaomi đã được định giá ở mức 46 tỷ USD.

    Gần đây Xiaomi đã lấy lại được đà phát triển sau nhiều tháng va vấp phải sự cạnh tranh từ những công ty đối thủ như Huawei Technologies Co. và Oppo. Công ty Xiaomi được lãnh đạo bởi Lei Jun, đã đầu tư mạnh vào các cửa hàng bán lẻ và vào Ấn Độ. Hiện tại công ty đang trên đà vượt qua cả tập đoàn Samsung Electronics tại Trung Quốc, nơi mà đang có thị trường smartphone phát triển nhanh nhất thế giới. Nếu ra mắt cổ phiếu lần đầu thành công, Xiaomi có thể đem về ít nhất 5 tỷ USD, là số tiền rất cần thiết để công ty có thể mở rộng.

     Lãnh đạo Lei Jun của Xiaomi

    Lãnh đạo Lei Jun của Xiaomi

    "Chúng tôi muốn cấy ý tưởng kinh doanh của Trung Quốc vào các nước khác," ông Lei phát biểu vào hôm thứ hai tại Hội nghị Internet thế giới tại Wuzhen, mà không hề bình luận gì về phát hành cổ phiếu. "Tại Ấn Độ, chúng tôi đã tạo ra được một phép màu. Chỉ sau 3 năm, chúng tôi đã trở thành số một."

    Kaylene Hong, phát ngôn viên của Xiaomi, cho biết công ty không bình luận về vấn đề ra mắt cổ phiếu. Thông tin được báo cáo trước đó cho thấy Xiaomi đang xem xét việc phát hành cổ phiểu vào nửa sau của năm 2018.

    Mặc dù công ty đã có nhiều thăng trầm, mục tiêu 50 tỷ đô là có thể đạt được, nhưng tuỳ thuộc vào hiệu suất kinh doanh và xu thế của thị trường trong vòng vài tháng tới.

    Xiaomi sẽ trở thành công ty công nghệ lớn nhất trở thành công ty đại chúng kể từ khi tập đoàn Alibaba Group Holding lập kỉ lục 25 tỷ USD với giá thị trường 231,4 tỷ USD vào năm 2014. Snap Inc. là công ty lớn thứ hai kể từ đó, theo dữ liệu của Bloomberg, niêm yết với giá trị khoảng 20 tỷ USD.

    Keith Pogson, lãnh đạo anh ninh toàn cầu cho các ngân hàng và các thị trường vốn ở Hồng Kông đến từ công ty tư vấn EY cho biết: "Đây không phải là một sự định giá ngoạn mục. Không nghi ngờ gì nữa, thị trường đang nóng lên đối với các công ty công nghệ cao, đặc biệt là các công ty công nghệ có quan hệ với Trung Quốc."

    Được thành lập vào năm 2010, Xiaomi đã đánh dấu thương hiệu bằng các chiến dịch marketing online. Đến năm 2014, bằng cách tung ra các chương trình kinh doanh chớp nhoáng và lạm dụng triệt để truyền thông xã hội, công ty đã trở thành hãng điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc và đạt được xếp hạng cao trên thế giới, nhưng sau đó đã bị tập đoàn Uber Technologies. vượt qua. Ông Lei, người mà luôn mặc áo cổ rùa, thường xuyên bị so sánh với Steve Jobs ở Apple.

    Tuy nhiên vào năm ngoái, Xiaomi đã vấp phải nhiều sự cạnh tranh từ các công ty trong nước. Theo công ty nghiên cứu IDC, Xiaomi chỉ đứng thứ năm trong số các lô điện thoại được bán ra trong quý đầu. Oppo và đối tác Vivo đã mạt sát công ty bằng cách phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các nhà bán lẻ ở các thị trấn nhỏ và các vùng nông thôn của Trung Quốc.

    Lei đã khôi phục lại công ty bằng cách mở rộng các dòng sản phẩm, phạm vi tiếp cận và kênh bán hàng. Xiaomi đang đẩy mạnh việc bán lẻ kiểu cũ: dự định xây dựng 1.000 cửa hàng "Mi Home" vào năm 2019 - khoảng hai lần số lượng cửa hàng toàn cầu của Apple - nhắm mục tiêu doanh số bán lẻ 70 tỷ nhân dân tệ (10 tỷ USD) vào năm 2021.

    Việc ra mắt cổ phiếu có thể giúp Xiaomi giữ lại các nhân viên đã trụ lại với công ty trong thời điểm khó khăn. Vào tháng 1, Hugo Barra, cựu giám đốc điều hành của Google, đã trải qua ba năm rưỡi tại Xiaomi, đã trở lại Silicon Valley để làm việc tại Facebook Inc.

    James Yan, nhà phân tích của Counterpoint, cho biết: "Nhân viên sẽ rất thích tin rằng công ty cuối cùng cũng lên kế hoạch ra mắt cổ phiếu."

    Lei đã đặt cược vào việc mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là ở Ấn Độ. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3, ông nói Xiaomi sẽ tăng gấp đôi khoản đầu tư vào nước này, và chi thêm 500 triệu đô la nữa trong vòng 3-5 năm tới.

    Redmi Note 4 mới của Xiaomi đã bán được khoảng 250.000 chiếc chỉ trong vài phút trên trang bán lẻ trực tuyến số một của Ấn Độ, Flipkart.com, cũng như trên trang web trực tuyến của chính hãng. Công ty trụ sở Bắc Kinh này đạt doanh thu lên đến 1 tỷ USD ở Ấn Độ trong năm 2016.

     Redmi Note 4 của Xiaomi

    Redmi Note 4 của Xiaomi

    "Cách chúng tôi tiến tới quốc tế hóa đã bắt đầu bốn năm trước đây", Lei cho biết. "Ban đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 2015, chúng tôi đã mất khoảng 1 tỷ nhân dân tệ, thậm chí có thể hơn thế, một khoản lỗ lớn do chúng tôi mới bắt đầu tại nhiều quốc gia. Sau đó chúng tôi đặt ra ý tưởng là liệu chúng tôi có thể xây dựng một thị trường làm ví dụ hay không, và chúng tôi đã chọn Ấn Độ. Ba năm sau, chúng tôi đã có mặt trên 60 quốc gia."

    Xiaomi đang tập trung vào các thị trường mới nổi bao gồm Nga và Indonesia. Công ty cho biết họ cũng dự định sẽ xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, nơi họ có thể bán các thiết bị dây đeo theo dõi sức khoẻ thay vì bán smartphone. Xiaomi đặt mục tiêu bán được 100 triệu smartphone trong năm tới, khôi phục lại các mục tiêu mà nó đã bỏ rơi trong những ngày tháng khó khăn.

    "Chúng tôi đã chứng kiến sự trỗi dậy của các thương hiệu Trung Quốc", Lei nói. "Trong mười năm tới, số lượng lớn các thương hiệu Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và trở thành thương hiệu quốc tế - xu hướng này khá rõ ràng."

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ