TPO - Nhiều dịch bệnh trên thế giới đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cảnh báo giai đoạn cuối năm khi nhu cầu đi lại tăng cao sẽ kéo theo nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta.
- Bùng phát dịch bệnh bí ẩn ở Châu Phi, đã có 143 người tử vong, WHO đang điều tra khẩn cấp
- Viện sĩ 95 tuổi, có 62 năm nghiên cứu về bệnh ung thư, cảnh báo: Có 4 thứ tiếp xúc HÀNG NGÀY đang âm thầm ‘gieo mầm’ cho ung thư
- "Rước bệnh" vì ứng dụng hẹn hò trực tuyến
- Đã tìm ra phương thuốc chữa 'bệnh hay quên' của sinh viên trong mùa thi
- 3 BẤT THƯỜNG ở bàn tay cảnh báo bệnh ung thư gan: Nhiều người gặp phải nhưng chủ quan bỏ qua
Ngày 22/12, tại tọa đàm "Tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam” do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức, BS Trần Việt Phương - Phó trưởng Khoa Kiểm dịch Y tế Quốc tế HCDC cho biết, hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã và đang ban hành cảnh báo về các loại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trên thế giới. Gần đây, do phát hiện chủng mới của bệnh đậu mùa khỉ ( Mpox ) tại châu Phi, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu lần thứ hai đối với dịch bệnh này.
Bên cạnh đó, tình trạng bùng phát bệnh sốt xuất huyết do vi rút Marburg tại châu Phi cũng đang là vấn đề quan tâm của toàn cầu.
Ngoài các bệnh trên, hiện nay, nhiều bệnh nguy hiểm khác như cúm gia cầm độc lực cao, Hội chứng hô hấp Trung Đông, bệnh do vi rút Ebola, bệnh sốt rét tại Congo đã khiến nhiều người tử vong, các bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng.
Với sự phát triển của giao thông , thương mại toàn cầu, việc di chuyển giữa quốc gia này với quốc gia khác diễn ra rất nhanh chỉ tính bằng giờ và dễ tiếp cận nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan cũng tăng cao, khó kiểm soát. TPHCM có 2 cửa khẩu quốc tế lớn là sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng hải Quốc tế, lưu lượng xuất nhập cảnh rất đông với hàng trăm chuyến bay, chuyến tàu, khoảng 25.000 lượt khách quốc tế mỗi ngày.
BS Việt Phương cho rằng, thời điểm cuối năm, số lượng phương tiện, hành khách thường tăng cao đột biến, các mầm bệnh có thể phát tán từ bất kỳ nơi nào, gây nên sự bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng nếu không có giải pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Mặt khác, vi rút gây bệnh luôn đột biến, thay đổi cấu trúc gen, xuất hiện những chủng mới có độc lực cao, khả năng lây lan, thích ứng cao, làm tăng sự lây lan trên động vật có vú và con người khiến triệu chứng bệnh nặng, gây khó khăn cho việc cứu chữa. Các vấn đề trên đang là thách thức lớn đối với công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Trước tình hình trên, ngành y tế TPHCM đang triển khai thiết lập hệ thống giám sát, phát hiện dấu hiệu bất thường trong cộng đồng. Các cửa khẩu đang được giám sát chặt chẽ về thân nhiệt, xử lý ca nghi ngờ; giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm được ghi nhận để hệ thống y tế có biện pháp điều tra, xử lý, khoanh vùng ổ dịch.
Sở Y tế TPHCM yêu cầu các cơ sở y tế, phòng xét nghiệm nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc ca bệnh tử vong không rõ nguyên nhân, bệnh tăng đột ngột với cùng triệu chứng, biểu hiện cần chủ động báo cáo để thực hiện các biện pháp phòng chống.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sang năm 2025, Cực Bắc từ của Trái Đất sẽ bị lệch 175 km: Các ứng dụng GPS như bản đồ Google Maps ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không?
Cục Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết nếu không cập nhật vị trí Cực Bắc từ mới, một chiếc máy bay từ Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi đến Anh có thể sẽ bay chệch hướng 150 km.
Công ty Trung Quốc lén bán chip của TSMC cho Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen