Cựu CEO của Starbucks: "Một loại tiền mã hoá 'được tín nhiệm' sẽ sớm ra mắt, nhưng nó sẽ không phải là bitcoin"
Theo ông Howard Schultz, chủ tịch kiêm cựu CEO của Starbucks, ông Howard Schultz, "một hoặc một vài đồng tiền mã hoá hợp pháp" sẽ được ra mắt, song bitcoin không phải là một trong số đó.
"Tôi không tin rằng bitcoin sẽ trở thành một loại tiền tệ của hiện tại hay trong tương lai," Schultz phát biển trong một cuộc họp vào hôm thứ năm. (Cổ phiếu của Starbucks đã phải chịu nhiều áp lực hôm thứ sáu, sau một quý với doanh số bán hàng thấp do hãng đã không thu hút được nhiều khách hàng trong kì nghỉ lễ.)
Thay vào đó, Schultz nói với các nhà đầu tư rằng ông ấy thấy được tiền năng trong công nghệ blockchain, công nghệ sổ cái trực tuyến của các loại tiền mã hoá. "Tôi đang nói về những khả năng có thể xảy ra - không phải trong thời gian gần, mà trong nhiều năm tới đây - với những ứng dụng cho người tiêu dùng mà cần phải có cả sự tin tưởng lẫn sự hợp tác cho tiền mã hoá".
"Tôi đưa ra vấn đề này không phải là vì Starbucks sẽ thông báo phát hành một loại tiền mã hoá hay đầu tư vào nó," Schultz phát biểu. "Tôi đưa ra vấn đề này khi mà chúng tôi nghĩ về tương lai của công ty chúng tôi và tương lai của hành vi người tiêu dùng."
Tháng trước, Schultz cũng đã phát biểu với CNBC rằng ông ấy thấy được một viễn cảnh tương lai mà các cửa hàng cà phê tại Mỹ sẽ không phải dùng tiền mặt. Ông Schultz đã gia nhập Starbucks năm 1982 với tư cách là giám đốc hoạt động và tiếp thị. Ông ấy đã hai lần nắm chức CEO, vai trò mà ông đã nhượng lại cho Kevin Johnson vào tháng tư năm ngoái.
Phản ứng lại với ý kiến của Schultz, Johnson một lần nữa nhấn mạnh rằng công ty không có kế hoạch cụ thể nào hoặc đầu tư nào cho blockchain. Nhưng ông ấy cũng đã phát biểu với CNBC hôm thứ 6 rằng Starbucks đang thử nghiệm một cửa hàng không dùng tiền mặt tại Seattle. "Hình thức thanh toán và các nền tảng thanh toán đang tiếp tục phát triển," và Starbucks muốn đi trước thị trường, ông nói thêm.
Bitcoin đã khá ổn định vào hôm thứ Sáu vừa qua, giao dịch quanh mức 11.000 USD. Đồng tiền mã hoá lớn nhất thế giới này đã tăng giá mạnh vào năm ngoái, nhưng đầu năm 2018 đã gặp phải nhiều trắc trở.
Mặc dù Bitcoin khá là nổi tiếng, đồng tiền mã hoá này vẫn gặp phải chiều chỉ trích từ các nhà đầu tư lớn.
Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sĩ diễn ra vào tuần này, bitcoin đã bị nhiều doanh nghiệp lên tiếng phản đối.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của J.P.Morgan, ông Jamie Dimon nói rằng các loại tiền mã hoá sẽ không bao giờ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của đồng đô la Mỹ. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng công nghệ blockchain có thể được sử dụng để phát triển các giao dịch hiệu quả hơn. Dimon gần đây cũng phát biểu rằng ông khá hối hận khi đã gọi bitcoin là trò "gian lận" vào tháng Chín năm ngoái.
Đầu tháng này, nhà đầu tử tỷ phú Warren Buffet cũng đã nói với CNBC rằng ông ấy tin rằng cơn sốt cho đồng bitcoin và các loại tiền mã hoá khác sẽ không có cái kết đẹp.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI