Cựu CEO Google lý giải vì sao nhân viên nên quay lại văn phòng
Sau hơn 2 năm làm việc từ xa và nhiều lần trì hoãn quay lại văn phòng, hầu hết nhân viên Google đã bắt đầu có mặt tại trụ sở. Cựu CEO Google Eric Schmidt có lẽ là người vui mừng hơn cả.
Trả lời CNBC, tỷ phú 66 tuổi tự nhận xét ông là mẫu người truyền thống. Ông xem việc mọi người có mặt tại văn phòng là điều quan trọng và đã chứng minh được hiệu quả.
Từ đầu tuần này, Google chính thức triển khai chương trình kết hợp giữa làm việc từ xa và tại chỗ. Phần lớn nhân viên sẽ lên văn phòng ít nhất 3 ngày/tuần. Ông Schmidt từng giữ chức vụ CEO Google từ năm 2001 đến 2011, là người có công biến một startup công nghệ non trẻ thành một gã khổng lồ Silicon Valley như ngày nay.
Ông đánh giá cao môi trường làm việc văn phòng, những nỗ lực khiến mọi người gần nhau hơn như các cuộc thảo luận bên bàn café… “Bạn có nhớ tất cả những điều ấy không? Có sai chỗ nào không”?
Theo ông, đây không đơn giản là vấn đề hoài niệm. Có nhiều trường hợp cho thấy nên làm việc trực tiếp. Chẳng hạn, những vấn đề về tính chuyên nghiệp – yếu tố đặc biệt cần thiết tại các doanh nghiệp toàn nhân viên trẻ - rất khó đạt được nếu truyền đạt qua mạng. Khi ông mới về Google, công ty có vô số sinh viên, hành xử như thể văn phòng là trường học. “Tôi thường nói với họ, ‘đây không phải trường học. Đây là môi trường chuyên nghiệp, các anh không thể làm như vậy. Và/hoặc nó có thể phạm pháp. Vì vậy, hãy dừng ngay lập tức’”.
Các nhân viên trẻ tuổi, cụ thể từ 25 đến 35, cũng có thể phát triển phong cách quản lý hiệu quả hơn khi ở văn phòng. Nó bao gồm học hỏi nghi thức hội nghị, kỹ năng thuyết trình, chính trị văn phòng và cách xử lý với các đối thủ, cả trong và ngoài công ty. “Nếu bỏ lỡ điều đó chỉ vì bạn đang ngồi trên sofa tại nhà trong khi làm việc, tôi không biết bạn sẽ xây dựng cách quản trị tốt bằng cách nào”.
Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ. Ông Schmidt cho rằng một số nhân viên trong các vai trò chuyên môn không cần đến giao tiếp trực tiếp, số khác lại ghét bỏ môi trường cộng đồng tại văn phòng và nhiều người cũng e ngại quãng đường đi làm xa xôi. Dù vậy, ông tin nếu chuyển sang làm việc từ xa vĩnh viễn trên quy mô lớn, kinh nghiệm làm việc sẽ thất thoát ít nhất 30 tới 40 năm. Ông nhận định các công cụ ảo hiện nay không thể ngang bằng mạng lưới trong một công ty.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI