Cựu kỹ sư Apple vừa cải tiến màn hình iPhone theo một cách không thể tuyệt vời hơn, chính Apple cũng cần học hỏi
“Hiệu ứng này đem lại cảm giác các yếu tố của giao diện người dùng trông như những vật thể nằm ngay bên dưới màn hình cảm ứng. Chúng có chiều sâu, có thể thay đổi góc nhìn và dường như bạn có thể chạm vào chúng”.
Bob Burrough là cựu kỹ sư tại Apple, đã từng làm việc 7 năm dưới thời Steve Jobs và Tim Cook. Sau khi nghỉ việc, Burrough bắt đầu tự nghiên cứu và viết phần mềm ứng dụng. Mới đây, anh chàng này đã giới thiệu một phát kiến mới mà có thể khiến cả Apple cũng phải ghen tị.
Nó được gọi là Project Erasmus, một giao diện người dùng (UI) mà có thể thay đổi dựa trên ánh sáng của môi trường xung quanh người dùng. Dựa vào đó, Project Erasmus sẽ tự động điều chỉnh ánh sáng của từng vùng trên màn hình hiển thị, đổ bóng và các hiệu ứng hiển thị giúp màn hình vẫn có thể rõ nét ở mọi góc nhìn.
Hiệu ứng mà Project Erasmus có thể tạo ra thực sự rất ấn tượng. Nó không chỉ đơn giản là làm tăng góc nhìn của màn hình, mà thực sự khiến cho mọi thứ hiển thị trên màn hình thay đổi góc nhìn với mắt của bạn.
Bob Burrough đã viết một ứng dụng màn hình nhỏ để cho chúng ta thấy cách thức hoạt động của Project Erasmus.
Khi chiếc iPhone xoay theo nhiều hướng khác nhau, hình ảnh hiển thị trên màn hình bao gồm các nút bấm, chữ, thanh menu cũng thay đổi ánh sáng và đổ bóng. Làm như có vẻ tất cả các chi tiết này cũng đang xoay cùng theo chiếc iPhone.
“Hiệu ứng này đem lại cảm giác các yếu tố của giao diện người dùng trông như những vật thể nằm ngay bên dưới màn hình cảm ứng. Chúng có chiều sâu, có thể thay đổi góc nhìn và dường như bạn có thể chạm vào chúng”, Burrough chia sẻ trong video của mình.
Để giúp hiệu ứng này hoạt động, Burrough phải gắn vào camera trước trên iPhone một chiếc ống kính mắt cá của Olloclip, giúp quan sát môi trường xung quanh với góc chụp rất rộng.
Trong đoạn video của mình, Burrough đã cầm chiếc iPhone và di chuyển qua nhiều căn phòng, để thấy hiệu ứng này hoàn toàn thích nghi với ánh sáng môi trường khác nhau.
Khi bước vào một căn phòng hoàn toàn tối, giao diện người dùng cũng trở nên tối hơn. Có thể thấy hình vuông phía bên dưới trở thành màu đen, giao diện phía trên cũng không còn hiệu ứng ánh sáng.
Burrough cho biết anh có thể lập trình để giao diện người dùng này phát sáng trong bóng tối, giống như đèn nền phía dưới bàn phím MacBook.
Khi chiếc iPhone được đặt trong môi trường nhiều ánh sáng, giao diện người dùng này sẽ tăng cường hiệu ứng đổ bóng và giúp cho hình ảnh vẫn rõ nét.
Khi xoay theo một hướng khác, hiệu ứng đổ bóng cũng sẽ thay đổi hướng và tạo ra những hình ảnh 3D.
Theo Burrough, giao diện người dùng của Project Erasmus mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới mà chưa từng có nhà sản xuất smartphone nào làm được.
Trước đây khi ra mắt iOS 7, Apple cũng giới thiệu một hiệu ứng hình ảnh mới có tên là parallax effect. Khi bạn thay đổi góc nhìn của chiếc iPhone, các hình ảnh cũng tạo hiệu ứng chiều sâu ấn tượng.
Các bạn có thể xem toàn bộ video giới thiệu Project Erasmus của Bob Burrough dưới đây.
Giao diện người dùng Project Erasmus.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Ơn trời, AI của Apple sắp hỗ trợ tiếng Việt, nhưng sẽ không phải trong năm nay