Khi Uber lần đầu tiên tuyên bố rằng họ sẽ sở hữu những chiếc ô tô bay, nhiều người đã hoài nghi đây là một ý tưởng viễn vong, xa xỉ. Nhưng một kỹ sư mới từng làm việc cho NASA có thể biến ước mơ của Uber thành hiện thực.
Theo Bloomberg, Uber đã thuê Mark Moore làm giám đốc kỹ thuật cho bộ phận hàng không của mình. Ông sẽ làm việc với Uber Elevate - bộ phận nghiên cứu phát triển phương tiện có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (VTOL). Moore từng là một kỹ sư hàng không tại Trung tâm nghiên cứu Langley của NASA. Năm 2010, ông công bố một nghiên cứu về máy bay điện với khả năng VTOL có thể thay thế xe ô tô để đi lại.
Cựu kỹ sư NASA - Mark Moore
“Uber tiếp tục nhìn nhận vai trò của nghiên cứu ấy như là một chất xúc tác để phát triển các hệ sinh thái VTOL của mình”, Nikhil Goel - người đứng đầu của bộ phận sản xuất các chương trình tiên tiến của Uber cho biết. Chúng ta có thể hình dung ra mạng lưới các ô tô bay VTOL có thể giúp đơn giản hóa một chuyến đi từ ngoại ô đến thành phố hay một chuyến du lịch nội địa nói chung. Eric Mack - phóng viên nổi tiếng của CNET đã bày tỏ quan điểm về nghiên cứu này: “Hãy quan tâm đến nó nhiều hơn, như một sự thay thế cho cách dịch chuyển ngày nay - hầu hết chúng ta thực hiện bằng xe ô tô”.
Điều đáng chú ý là nghiên cứu của Moore không chỉ được phục vụ cho riêng hãng. Công ty sẽ hợp tác với các đối tác khác có đủ khả năng, điều này cũng giống như Uber đang tạo ra một thương hiệu xe cho riêng mình. Thay vì sản xuất một chiếc ô tô có giá hàng tỷ USD, tại sao chúng ta không tưởng tượng về việc chế tạo ra một chiếc ô tô đồng thời là một máy bay có khả năng VTOL?
Phác thảo hệ thống ô tô bay của Uber (nguồn: CNET)
Tuy nhiên, thế chỗ cho những chiếc ô tô thường bằng ô tô bay không phải là việc đơn giản. Vùng trời luôn có những quy định cực kì chặt chẽ. Điều này đòi hỏi những nỗ lực vận hành mạnh mẽ của các bộ phận phân luồng đường bay cho hàng nghìn máy bay công cộng sẵn có và hàng trăm máy bay tư nhân sắp tới, trong đó có của Uber. Công ty cũng sẽ cần phải bổ sung thêm về cơ sở hạ tầng cho hệ thống ô tô bay của mình, trong đó bao gồm “bãi đáp theo chiều dọc” cho các ô tô bay nằm rải rác xung quanh vùng ngoại ô thành phố.
Tất cả các công việc này chắc hẳn sẽ đòi hỏi chi phí sẽ cao, thậm chí là đắt đỏ. Nhưng Uber tin rằng, trong dài hạn, ô tô bay có thể trở thành một giải pháp hợp lý cho giao thông hàng ngày, đặc biệt là khi lượng ô tô ngày càng tăng và khi các nhà cung cấp dịch vụ này đã thỏa thuận được các mối quan hệ ổn định lâu dài với phía sản xuất. Do chưa hề có tiền lệ nên việc mất khoảng bao lâu giả thuyết trên mới có thể thành sự thật vẫn chưa xác định rõ.
Lexy Savvides của CNET đưa tin về nghiên cứu trên
Nhưng điều đó nói lên rằng, Uber vẫn lạc quan. Ý tưởng của họ bao gồm một kế hoạch 10 năm để thực hiện các chương trình thí điểm và vài đợt “bay thử” khác sẽ diễn ra vào năm 2025. Niềm lạc quan đó của Uber cũng lan tỏa khắp giới công nghệ và cộng đồng người tiêu dùng. Thật thú vị khi giấc mơ về chiếc ô tô bay thời thơ ấu của biết bao người sẽ trở thành hiện thực.
Tham khảo CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"