Cybertruck không phải sản phẩm đầu tiên ‘toang’ theo phong cách Elon Musk: Bị đá khỏi công ty mình sáng lập khi đi trăng mật, tên lửa mang vệ tinh của NASA, Facebook phóng lần đầu đã banh xác!
Nếu bạn có một ngày tồi tệ tại nơi làm việc, hãy nhìn sang tỷ phú Elon Musk. Ông từng chứng kiến hai công ty của mình đứng trên bờ vực phá sản và bị sa thải trong khi đang đi nghỉ tuần trăng mật.
Ngày 22/6 vừa qua, Elon Musk, CEO của Tesla đã giới thiệu sản phẩm mới nhất của công ty ra công chúng: Xe bán tải chạy hoàn toàn bằng điện Cybertruck. Một trong những tính năng nổi trội được Musk nhiệt tình quảng cáo là cửa sổ có khả năng chống đạn. Để chứng minh cho lời nói của mình, nhà sáng lập đã mời trưởng nhóm thiết kế lên sân khấu thử nghiệm bằng cách ném quả bóng sắt vào kính.
Thế nhưng trớ trêu thay, ở lần thử đầu tiên, chiếc kính đã rạn nứt và gần như sắp vỡ khiến cả hội trường phá lên cười. Đến lần thứ hai, anh chàng trưởng nhóm tuy đã nhẹ tay hơn nhưng kính xe vẫn nứt như lần trước.
Elon Musk bên chiếc kính nứt được quảng cáo là có thể chống đạn của Cybertruck.
Sau sự cố trên, chiếc xe Cybertruck đã trở nên vô cùng "hot" trên mạng xã hội. Hai ngày sau, Elon Musk đăng trên Twitter thông báo Cybertruck đã nhận được 146.000 đơn đặt hàng và khẳng định công ty không phải mất bất cứ chi phí quảng cáo hay tài trợ nào cho sản phẩm mới này.
Không ít người cho rằng đây là "thuyết âm mưu" để PR sản phẩm của Elon Musk. Dù thế nào đi chăng nữa thì Tesla đã đạt được thành công bước đầu, phần nhiều là nhờ màn thử kính chống đạn không thể thất bại hơn trên sân khấu.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên sản phẩm mới ra mắt của Elon Musk bị trục trặc như vậy. Và thậm chí cả đời sống cá nhân của vị tỷ phú cũng gặp phải nhiều tình cảnh khóc dở mếu dở.
Dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số lần thất bại đáng chú ý của Elon Musk:
Dù là nhà sáng lập sở hữu hơn 20 tỷ USD nhưng Musk vẫn coi mình là một kỹ sư. Điều này thể hiện rõ ở xu hướng xây dựng sản phẩm, bắt đầu các dự án mới và tích cực đặt ra những mục tiêu nghe có vẻ điên rồ so với hiện thực.
Có thể tạm chia các giám đốc công nghệ thời nay thành hai phe. Phe thứ nhất coi trọng giá trị cổ phiếu nhất và sản xuất sản phẩm lặp đi lặp lại để kiếm nhiều tiền hơn. Phe thứ hai là những người như Elon Musk: Tập trung xây dựng những thứ mới mẻ và có thể không hoạt động tốt ngay từ lần đầu tiên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với không ít thất bại trong suốt quá trình.
Musk từng nói: "Nếu mọi thứ không thất bại, bạn đang cải tiến không đủ nhiều". Và câu nói trên có lẽ rất đúng với trường hợp của ông chủ Tesla.
Năm 1996, Musk bị "đá" khỏi Zip2, công ty do ông thành lập để cung cấp dữ liệu cho các tờ báo.
Năm 2000, ông bị đẩy khỏi PayPal, công ty ông từng giữ chức CEO. Bên cạnh đó là những tai nạn mang tính cá nhân: Musk gần như suýt chết vì bệnh sốt rét trong một chuyến về thăm quê nhà Nam Phi. Năm 2001 và năm 2002, khi tìm cách mua tên lửa cũ của Nga, Musk đều bị từ chối và thậm chí là bị xúc phạm.
Chính vì vậy, ông quyết định thành lập SpaceX năm 2002. Sau đó là những rắc rối ban đầu với SpaceX khi một vài tên lửa thử nghiệm phát nổ và thách thức liên quan đến việc sản xuất Model 3 bị trì hoãn.
Đã có thời điểm cả hai công ty do Elon Musk sáng lập phải đối mặt với phá sản. Ngày 28/9/2008, tên lửa Falcon của SpaceX lần đầu tiên phóng thành công lên không gian. Đến tháng 12, Musk ký với NASA hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD. Theo đó, SpaceX sẽ dùng tên lửa của họ để vận chuyển hàng hóa cho Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.
Tháng 9/2016, SpaceX ký với Facebook để phóng vệ tinh đầu tiên của mạng xã hội này vào không gian. Và kết quả là một lần thất bại khiến Mark Zuckeberg phải than phiền. Tài sản của Musk cũng vì thế mà bị thổi bay gần 400 triệu USD.
Một phát ngôn viên của SpaceX nói rằng công ty không coi vụ nổ năm 2015 là thất bại mà chỉ là một buổi thử nghiệm không thành công mà thôi. Tương tự, những thất bại nghiêm trọng lần thứ tư, năm, và sáu cũng không phải thất bại bởi họ đã thành công trong việc biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Tuy trở thành chủ đề bàn tán của truyền thông thế giới do phóng tên lửa hỏng quá nhiều lần nhưng doanh thu của SpaceX vẫn tăng trưởng đều. Năm ngoái, công ty ghi nhận doanh thu khoảng 8 tỷ USD, đứng đầu thị phần phóng tên lửa toàn cầu.
Elon Musk không phải doanh nhân duy nhất gặp phải thất bại trên con đường dẫn đến thành công đầy thử thách. Walt Disney từng bị sa thải khỏi một tờ báo vì "không đủ sáng tạo" và thành lập một hãng phim bị phá sản trước khi chuyển đến Los Angeles với 40 USD.
Nhà đồng sáng lập Apple, Steve Jobs từng bị "đá" khỏi công ty năm 1985. Sau này, ông chia sẻ đó là một "thất bại rất công khai" đã khiến ông thay đổi để tạo nên thành công lớn khi trở lại Apple vài năm sau. Hay nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey cũng từng bị đuổi khỏi công việc truyền hình đầu tiên của bà.
Với sự phát triển của SpaceX và Tesla trong những năm qua, Elon Musk đã trở thành một nhân vật đáng chú ý về sự táo bạo của mình trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bất kể thời điểm hiện tại vị tỷ phú 48 tuổi thành công đến đâu, có một sự thật là ông đã từng thất bại vô số lần và chính nhờ những thất bại đó, ông mới được như ngày hôm nay!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"