Đã 76 năm tuổi, vì sao Pinocchio vẫn được bình chọn là phim hoạt hình hay nhất của Disney?

    Long.J,  

    "Nghê thuật dường như không có tuổi tác, nếu tác phẩm nghệ thuật đó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc đến cho đời thì lại càng không có tuổi..."

    Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn nhắc đến ‘Pinocchio’ như một bộ phim hoạt hình của những điều kỳ diệu. Không chỉ là bộ phim cải biên hay nhất từ tác phẩm gốc mà còn đạt được nhiều thành tựu mà nhiều bộ phim cùng hạng mục khác không thể sánh được.

    Trang Azcentral công bố danh sách Top 10 phim hoạt hình thuộc Disney (không tính những bộ phim hợp tác cùng Pixar), bao gồm:

    10. ‘Aladdin’ (1992)

    9. ‘Sleeping Beauty’ (1959)

    8. ‘The Lion King’ (1994)

    7. ‘Lilo & Stitch’ (2002)

    6. ‘One Hundred and One Dalmatians’ (1961)

    5. ‘The Little Mermaid’ (1989)

    4. ‘Snow White and the Seven Dwarfs’ (1937)

    3. ‘Bambi’ (1942)

    2. ‘Beauty and the Beast’ (1991)

    1. ‘Pinocchio’ (1940)

    Lý do nào khiến bộ phim hoạt hình đã 76 năm tuổi vẫn còn chỗ đứng vững chắc như vậy?

    Đầu tiên, Pinocchio là bộ phim dài thứ hai của Disney sau “Snow White and the Seven Dwarfs” (Bạch Tuyết và bảy chú lùn) và đánh dấu bước nhảy vọt về cách vẽ nên các chuyển động. Thành tựu thứ hai, ca khúc “When You Wish Upon a Star” là ca khúc chủ đề đầu tiên của nhà “Chuột” và chiến thắng tại hạng mục của Ca khúc trong phim xuất sắc nhất của Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ.

    Tiếp theo, những nhà sản xuất bộ phim hoạt hình này đã thay đổi nhiều chi tiết trong nguyên tác (‘Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio) của tác giả Carlo Collodi nhưng theo cách thông minh và đem đến nhiều bài học hơn.

    Ví dụ: Những tình tiết bi kịch đã được bỏ đi, chú châu chấu không bị chết mà ngay từ đầu mà trở thành nhân vật đồng hành với cậu bé người gỗ. Bộ phim truyền tải những thông điệp giáo dục một cách rõ ràng nhưng vẫn khéo léo đến mức không ngờ. Họ muốn trẻ em đi ngủ lúc “9 giờ” tối nên tất cả các nhân vật trong phim đều buồn ngủ vô cùng khi đồng hồ điểm 9 giờ tối. Họ muốn dạy dỗ cho trẻ em trở thành một đứa trẻ ngoan, nhưng không rõ vô tình hay cố ý, cả người lớn cũng tự giật mình và rút ra bài học cho mình.

    Như thế nào là một “cậu bé thật sự”? Cách Disney truyền tải thông điệp này qua bài học “lương tâm” chính là một thành tựu. Cô tiên xanh biến ước mơ của bác thợ mộc thành hiện thực là làm cho cậu bé người gỗ biết đi và nói. Phần còn lại để hoàn thành điều ước “cậu bé thật sự” thuộc về Pinocchio.

    Cậu bé không phân biệt được đúng sai, nhiều lúc không nghe lời và bị cám dỗ, nhưng cậu bé biết hành động theo trái tim mình, làm theo lương tâm chính là một điều cao cả. Khi cậu bé thành danh trên sân khấu, “lương tâm” buồn bã bỏ đi vì cho rằng: “người thành danh thì cần gì đến lương tâm”, đây là một câu nói không có nhiều giá trị với trẻ nhỏ nhưng lại cực kỳ ảnh hưởng tới người lớn.

    ‘Pinocchio’ là bộ phim hoạt hình xuất sắc, với nhiều tuyến truyện, bối cảnh khác nhau. Có lẽ chỉ có “Finding Nemo” (thuộc Pixar) mới được đánh giá cao ngang ngửa. Nhìn một cách toàn diện, có lẽ ‘Pinocchio’ có thể lọt vào top 10 của “những phim hay nhất của cả Disney lẫn Pixar”.

    Khi hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ, có lẽ ‘Pinocchio’ thuộc về phần ký ức đẹp đẽ và giàu sắc màu nhất của bạn. Tại sao bạn không bớt chút thời gian, ngồi xem lại câu chuyện về chú bé người gỗ nhỉ? Chắc chắn bạn sẽ có cách nhìn nhận rất khác về những gì bộ phim muốn truyền tải.

    Theo Screen Crush

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ