Đã có loại Wifi mới, tốn ít năng lượng hơn... 10 nghìn lần
Wifi tương lai sẽ là chuẩn kết nối không tốn điện nữa.
Tính đến nay, Wifi vẫn là chuẩn kết nối rất phổ thông và gần như không thể thiếu trên bất kì thiết bị công nghệ nào. Nhưng vấn đề nan giải mà các nhà khoa học trước đây vẫn chưa tìm ra lời giải đó là nó tiêu thụ quá nhiều năng lượng.
Nhưng điều đó đã là quá khứ, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra 1 giải pháp có thể giúp các thiết bị kết nối tới mạng không dây mà lượng điện tiêu tốn thậm chí còn thấp hơn cả chuẩn Bluetooth 4.0 hiện nay.
Công nghệ mới này được các nhà khoa học gọi là "Wifi thụ động" (Passive Wifi), một loại kết nối có thể duy trì chỉ với lượng điện bằng 1/1000 so với chuẩn Wifi hiện tại.
Tất nhiên, công nghệ này mới đang ở trong thời kỳ sơ khai nên vẫn còn cần phát triển thêm trong 1 thời gian nữa. Nhưng dự kiến khi công nghệ này phát triển tới đỉnh điểm, nó có thể hoạt động với lượng điện chỉ bằng 1/10,000 chuẩn Wifi cũ.
Để làm được điều này, các nhà khoa học tại Đại Học Washington đã mô phỏng lại quá trình hoạt động của sóng radio (Wifi là 1 dạng sóng radio). Tín hiệu radio được truyền đi bao gồm 2 thành phần là tín hiệu số và tín hiệu tương tự (analog).
Trong suốt vài thập kỷ qua, phần tín hiệu số đã được cải tiến và tiêu thụ rất ít năng lượng, nhưng phần tín hiệu analog thì vẫn rất tốn pin, do đó, họ đã tìm cách tách biệt 2 thành phần này ra để xử lý riêng.
Đầu tiên, họ chế tạo ra 1 phần tĩnh, gắn cố định và có cắm điện để duy trì nguồn năng lượng, phần này có nhiệm vụ gửi tín hiệu analog tới 1 bộ phận khác mà họ gọi là Wifi thụ động, chính là thiết bị chúng ta đang nói tới. Bộ phận này gần như không tiêu tốn năng lượng và có nhiệm vụ tiếp nhận xử lý sau đó phản hồi lại tín hiệu dưới dạng số (digital), những gói tín hiệu số này được nhóm gọi là Wifi packet, nó sẽ tạo ra một loại Wifi năng lượng thấp với tốc độ cao nhất có thể lên tới 11 Megabit/s khi kết nối với điện thoại máy tính.
Tốc độ nói trên thực sự chưa phải cao so với các tiêu chuẩn Wifi hiện nay, nhưng bù lại nó sẽ rất có ích đối với những thiết bị sử dụng pin.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã lắp đặt và thử nghiệm ngay trong chính khuôn viên của trường và mọi thứ hoạt động rất tốt. Đó chưa phải tất cả, nhóm còn cho biết thiết bị mới này có thể truyền tải dữ liệu với các thiết bị ở khoảng cách lên tới hơn 30 mét (nhỉnh hơn so với Wifi thường).
Cách hoạt động của Wifi thụ động.
Hiện tại, dự án đã bắt đầu nhận được tài trợ của Quỹ Khoa Học Quốc Gia, Đại Học Wasington và Qualcomm để tiếp tục phát triển tiến tới khả năng áp dụng thực tế. Kết quả của nghiên cứu này cũng sẽ được công bố vào tháng tới tại sự kiện USENIX, một hội nghị chuyên đề về các hệ thống kết nối mạng.
Thao khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời