Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra, tiềm năng biến động vật giáp xác và côn trùng trở thành nguồn nhiên liệu sinh học là vô cùng lớn.
Theo các nhà khoa học đến từ trường ĐH. Kobe, Nhật Bản, họ đã tìm ra cách thức biến vỏ của động vật giáp xác và côn trùng trở thành nhiên liệu sinh học ethanol, loại nhiên liệu thân thiện với môi trường thường được sản xuất từ ngô, sắn.
Chitin hay Kitin là một polymer chuỗi dài của một N-Acetylglucosamine, một dẫn xuất của glucose, và được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp giới tự nhiên. Chúng được phát hiện trong khung xương của các loài sinh vật như cua và bọ cánh cứng. Ngoài ra, kitin cũng xuất hiện phổ biến trong thành tế bào của nấm và vi khuẩn. Thành phần hóa học của kitin dễ bị phá vỡ và biến đổi thành nhiều loại đường khác nhau.
Kitin được coi là polymer tự nhiên nhiều thứ hai trên Trái Đất sau sợi celluluse từ thực vật.
Nhà khoa học Kentaro Inokuma cùng các đồng nghiệp đã phát hiện một loại men phân hủy xylose, loại đường được chứng minh hiệu quả trong quá trình lên men kitin - nguồn gốc để sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol.
Loại men được khẳng định giúp thúc đẩy hiệu suất lên men kitin và chuyển đổi sang ethanol
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất chuyển đổi kitin nhờ loại men phân hủy này có thể vượt mức giới hạn 70% theo lý thuyết.
Nhóm nghiên cứu cũng tính toán rằng, nấm men có thể biến đổi gen sẽ đạt tới 90% hiệu suất chuyển đổi. Ở tỷ lệ đó, chi phí sản xuất ethanol chỉ còn 50 Yen (0,47 USD)/lít hoặc thậm chí ít hơn so với các phương pháp khác được ứng dụng trên ngô hoặc mía.
Hiện nhóm của Inokuma đang tiếp tục cải tiến ý tưởng, sử dụng nguyên liệu thô từ các nhà máy chế biến thủy hải sản và các nguồn khác. Theo các nhà khoa học dự đoán, nếu có đủ kitin, việc sản xuất và cung ứng ethanol sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chưa kể, khi lượng ethanol dồi dào và rẻ hơn xăng dầu, khả năng cạnh tranh thương mại của nhiên liệu sinh học sẽ cao hơn rất nhiều, thậm chí ngay cả trong bối cảnh giá dầu thô hiện đang khá thấp.
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ mía và ngô gây ra tình trạng tăng giá lương thực. Do đó, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các loại nguyên liệu không ăn được như gỗ thải, cỏ và tảo. Đây đều là những thứ cung cấp một lượng kitin trong tự nhiên rất lớn.
Tham khảo Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bên cạnh cái tên Nokia, HMD giới thiệu điện thoại "cục gạch" 4G đầu tiên tại Việt Nam, giá chỉ hơn 600.000 đồng
HMD 105 4G là mẫu điện thoại "cục gạch" đầu tiên được hãng này giới thiệu dưới cái tên thương hiệu "HMD" thay vì là "Nokia" như trước đây.
So sánh thiết kế Galaxy S25 Ultra và Galaxy S24 Ultra: Viền siêu mỏng, cảm giác cầm nắm tốt hơn đáng kể