Cá heo sở hữu trí thông minh gần như siêu đẳng trong giới động vật. Cũng chính vì vậy, cá heo thậm chí còn được huấn luyện để trở thành những đặc công tinh nhuệ trong quân đội.
Trong cuốn sách "Beast of War: The Militarization of Animals", tác giả Jared Eglan từng miêu tả những câu chuyện tuyệt vời về cách quân đội sử dụng động vật để tham chiến.
Một trong số những loài động vật được nhắc tới nhiều nhất chính là cá heo. Bởi lẽ đây là loài động vật có vú sở hữu trí thông minh thực sự ấn tượng trong giới sinh vật.
Năm 1960, Hải quân Mỹ lần đầu tiên nghiên cứu về cá heo. Ban đầu, các nghiên cứu chỉ giới hạn thử nghiệm nguyên lý thủy lực động lực học của cá heo để phục vụ cho những sứ mệnh phóng ngư lôi dưới nước.
Tới năm 1967, chương trình nghiên cứu về thủy sinh vật của Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển thành một dự án lớn. Đây cũng là dấu mốc khởi đầu cho quá trình huấn luyện và đào tạo cá heo của Hải quân Mỹ.
Biệt đội cá heo là lực lượng thông minh và cực kỳ thiện chiến. Chúng được huấn luyện để dò mìn, xác định vị trí của mìn dưới nước và thả phao tại vị trí nguy hiểm. Nhờ trí thông minh và sự linh hoạt dưới nước, những chú cá heo đã giúp Hải quân Mỹ an toàn vượt qua những vùng biển khó khăn. Thậm chí, hải quân Mỹ cũng trang bị sẵn mìn và một số vũ khí để cá heo có thể trực tiếp tấn công mục tiêu.
Các chuyên gia quân sự nhận định, cá heo sở hữu khả năng xác định vị trí dưới nước rất ấn tượng bằng âm thanh, thậm chí còn hơn nhiều các thiết bị quân sự khác. Độ chính xác thậm chí có lúc đạt tới 100%.
Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, 8 chú cá heo dẫn đường đã giúp Hải quân Mỹ tháo gỡ hơn 100 quả thủy lôi tại cảng Umm Qasr. Thậm chí, cá heo còn được huấn luyện để trở thành những "bảo vệ" bến cảng thực thụ, chống lại người nhái của địch.
Cụ thể, những chú cá heo sẽ tiếp cận người nhái và gắn lên lưng họ một phao nổi. Kết quả là phao sẽ kéo người nhái nổi lên mặt nước và bị hải quân bắt giữ.
Sự chuyên nghiệp trong cách huấn luyện và đào tạo cá heo đã đạt tới một trình độ rất cao. Được biết, những chú cá heo được thả tự do trên biển hàng ngày, và chỉ có rất ít "binh sĩ" không quay trở lại.
Mỹ không phải quốc gia đi đầu biến động vật trở thành những "binh sĩ" chuyên nghiệp. Nước Nga cũng đã có riêng một đội cá heo chuyên phục vụ các sứ mệnh quân sự.
Đội cá heo này được thu giữ từ Ukraine sau vụ sáp nhập bán đảo Crưm vào Nga hồi năm 2014. Trước đó, Liên bang Xô Viết là quốc gia đầu tiên tạo ra đội quân cá heo.
Cá heo được huấn luyện dưới thời Liên Xô có thể cài thiết bị nổ lên tàu địch, phát hiện ngư lôi và tàu bè bị đắm.
Hồi đầu tháng Ba vừa qua, Nga cho biết đang tiếp tục "chiêu mộ" thêm 5 con cá heo mới phục vụ trong đơn vị hải quân, gồm hai cái và ba đực. Tất cả đều phải từ 2-5 tuổi, dài khoảng 2,3 - 2,7 m. Mỗi chú cá heo sẽ có giá trị lên tới 5.000 USD.
Tổng thống Nga Putin chơi đùa cùng những chú cá heo
Ít ai biết rằng, cá heo cũng từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Tuy nhiên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, cá heo chỉ còn được phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hòa bình. Đa số biệt đội cá heo hiện nay chỉ được dùng để dò mìn, bom còn sót, tìm kiếm tài nguyên và chống khủng bố.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"