Đại chiến xe điện tại Trung Quốc: Sếp Huawei chê bai thẳng mặt xe BYD đi lên chỉ 'nhờ rẻ', đối thủ đáp trả dậy sóng MXH
Mọi chuyện bắt đầu vào thứ Bảy, khi Yu Chengdong, chủ tịch bộ phận xe hơi thông minh của Huawei, ngụ ý rằng đối thủ BYD chạy đua dẫn trước chỉ vì giá thấp chứ không phải nhờ chất lượng.
- Đối thủ công nghệ của Xiaomi, Meizu và công ty mẹ Geely đặt mục tiêu cách mạng hóa âm thanh trong xe hơi bằng AI tại Trung Quốc
- Cách mạng trong sản xuất ô tô: Dongfeng Motor tích hợp robot hình người Walker S vào quy trình sản xuất ô tô
- Tại sao tàu cao tốc của Trung Quốc chỉ có 8 đến 16 toa?
- Học sinh sống trên một hòn đảo của Scotland chỉ mất 96 giây để đi đến trường!
- Xe điện "tàng hình": Nguy cơ tiềm ẩn cho người đi bộ!
Căng thẳng giữa hai nhà sản xuất xe điện lớn của Trung Quốc những ngày gần đây - BYD và Huawei - đã nêu bật lên những áp lực mà các hãng phải đối mặt trong bối cảnh cuộc chiến giá cả càng một đẩy lên cao trào.
Mọi chuyện bắt đầu vào thứ Bảy, khi Yu Chengdong, chủ tịch bộ phận xe hơi thông minh của Huawei, ngụ ý rằng đối thủ BYD chạy đua dẫn trước chỉ vì giá thấp chứ không phải nhờ chất lượng. Ông nói tại một diễn đàn ở Thâm Quyến: “Chúng tôi không giỏi cạnh tranh với mức giá cực thấp. Thay vào đó, chúng tôi chỉ giỏi cạnh tranh bằng giá trị, bằng sự thông minh, sang trọng, tiện nghi, an toàn, sự thoải mái và trải nghiệm người dùng”.
Theo CNN, các giám đốc điều hành hàng đầu ngành xe điện vẫn thường đăng bài trên mạng xã hội về nhiều chủ đề, bao gồm công nghệ và quảng cáo. Tuy nhiên, hiếm có ai nhắc tên trực diện đối thủ của mình như ông Yu Chengdong.
Trong những tháng gần đây, cuộc chiến giá cả liên tục leo thang trong ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc. Các nhà sản xuất nỗ lực giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng bằng loạt chương trình giảm giá sâu hoặc các mẫu xe mới cạnh tranh. Áp lực lớn nhất diễn ra vào tháng 5, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng gấp 4 lần mức thuế đối với xe điện Trung Quốc, từ 25% lên 100%. Thuế nhập khẩu bổ sung từ Liên minh châu Âu ngay trong tuần tới cũng là một gánh nặng.
Bình luận của chủ tịch Yu về BYD đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc và gây ra phản ứng gay gắt từ gã khổng lồ xe điện.
“Cá nhân tôi rất tôn trọng Huawei. Nhưng tôi cảm thấy nếu ông Yu bớt so sánh đi, sẽ có nhiều người thích ông và thương hiệu của Huawei hơn đấy”, Li Yunfei, tổng giám đốc quan hệ công chúng tại BYD, nói và cho biết chính Huawei cũng đang cố gắng “cạnh tranh với mức giá thấp” thông qua các đợt giảm giá đáng kể trong năm qua.
“Chúng tôi hoan nghênh các thương hiệu khác trưng bày xe của họ tại gian hàng của chúng tôi và cạnh tranh với xe của chúng tôi trên cùng một mặt trận”, Li Yunfei nói.
Cùng ngày, Wang Chuanfu, người sáng lập kiêm chủ tịch BYD, cho biết tại cuộc họp cổ đông thường niên rằng sức mạnh cốt lõi của hãng nằm ở “công nghệ và đổi mới”. BYD sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (13,8 tỷ USD) để phát triển xe điện thông minh trong tương lai, tập trung vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ mô hình lớn.
Sự đi lên của BYD, khởi đầu là nhà sản xuất pin, đã đến sau nhiều năm nghiên cứu về xe điện và công nghệ plug-in hybrid. Suốt 10 năm qua, chi tiêu cho R&D của hãng đã vượt quá lợi nhuận. Vào năm 2019, BYD đạt thu nhập ròng 1,6 tỷ nhân dân tệ nhưng lại đầu tư hơn 8 tỷ nhân dân tệ vào R&D, theo lời người sáng lập Wang Chuanfu. Sự hỗ trợ nhiệt thành của chính phủ đã góp phần duy trì một BYD lớn mạnh như ngày hôm nay.
Đầu tuần này, BYD nằm trong nhóm 9 nhà sản xuất ô tô được chính phủ Trung Quốc bật đèn xanh cho việc thử nghiệm công khai phương pháp lái xe tiên tiến. Hơn 200 nhà sản xuất xe điện khác vẫn đang phải vật lộn với tình trạng dư cung quá mức trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại.
Một cuộc chiến giá cả khốc liệt đã nổ ra vào năm ngoái, khiến ngay cả những công ty dẫn đầu thị trường như BYD và Tesla phải vội vàng giảm giá để duy trì hoặc mở rộng vị thế. Trong khi các chính sách giảm giá sâu và trợ cấp chính phủ cho phép người dân mua ô tô rẻ hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng, lợi nhuận tổng thể lại giảm.
Đầu năm nay, chủ tịch Wang cho rằng một “vòng loại trừ tàn bạo” sắp diễn ra trong ngành, qua đó thúc giục các công ty hình thành nền kinh tế quy mô và lợi thế thương hiệu “càng sớm càng tốt”.
“Không phải ai cũng có thể tồn tại trên thị trường”, Joel Ying , nhà phân tích tại Nomura nói, đồng thời cho biết các startup dễ bị tổn thương hơn so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống.
Theo WSJ, Trung Quốc đang dư thừa sản lượng rất nhiều khi nhu cầu nội địa không tiêu thụ hết. Đó là chưa kể những người đã mua ô tô điện rồi thì sẽ khó chi thêm tiền mua chiếc thứ 2.
Hậu quả là các hãng xe không chỉ đua nhau giảm giá kích thích doanh số mà còn hướng đến thị trường nước ngoài để đẩy doanh số. “Dòng lũ” xe điện giá rẻ theo đó “dìm ngập” các đối thủ non trẻ hơn.
Các chuyên gia nhận định thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên thách thức, không chỉ với các thương hiệu trong nước mà cả các hãng nước ngoài. Các nhà sản xuất ô tô lâu đời như Ford cũng thất bại, trong khi Volkswagen chưa có dòng xe nào lọt top 10 chiếc EV bán chạy nhất. Rất khó để khẳng định liệu đà tăng trưởng của thị trường có tiếp diễn hay không trong bối cảnh người tiêu dùng chưa thực sự dành nhiều sự quan tâm đến ô tô điện.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI